Dưới đây là những nét văn hóa luôn gắn liền với đất nước và người dân Hàn Quốc. Nhắc đến Hàn Quốc là nhắc đến những đặc trưng nổi bật dưới đây.
Dưới đây là những nét văn hóa luôn gắn liền với đất nước và người dân Hàn Quốc. Nhắc đến Hàn Quốc là nhắc đến những đặc trưng nổi bật dưới đây.
“Sebae” is practised even in preschools to the eldest persons and kids get sweets in return for bowing.
Tập quán Sesi bao gồm các nghi lễ được cử hành vào các thời điểm giao mùa trong năm và ngày tết Nguyên Đán. Ví dụ, vào ngày tết năm mới, người Hàn Quốc cất bài vị tổ tiên và thực hiện các nghi lễ tưởng niệm với các món đồ ăn và uống. Sau nghi lễ này, có lễ “sebae” hay là quỳ lạy những người cao tuổi trong gia đình. Vào đêm ngày 15 tháng Giêng – ngày trăng tròn đầu tiên trong năm, gọi là “daeboreum”, một hình nộm làm bằng rơm sẽ được ném xuống sông.
Songpyeon là 1 loại bánh Teok, thường được làm vào dịp Chuseok (Lễ tạ ơn – Thanks giving day)
Nhiều nơi trong cả nước đã có tập tục này, nhưng việc chuẩn bị và thưởng thức các món ăn với những loại rau đa dạng theo mùa vẫn được thực hiện ở khắp nơi. Ngày 15-8 âm lịch là ngày lễ Chuseok, một dạng lễ tạ ơn Trời cho vụ mùa bội thu, trong ngày này, mọi người cũng thường đi thăm viếng mộ tổ tiên. Một trong những món ăn đặc biệt được chuẩn bị cho ngày lễ này là “songpyeon” ( 송편 ), bánh có hình trăng khuyết làm từ bột nếp trong có vừng, đậu xanh hạt dẻ và các loại ngũ cốc khác.
Ở Hàn Quốc, những giai đoạn mà mỗi người phải trải qua trong cuộc đười và đánh dấu những thay đổi cơ bản thờng được gọi chung là “Gwanhongsangje” (Quan-Hôn-Tang-Tế), bao gồm lễ trưởng thành, lễ thành hôn, tang lễ, và tế lễ tổ tiên.
Lễ trưởng thành thường rất đơn giản. Các chàng trai trưởng thành cuộn mái tóc dài thành búi trên đỉnh đầu và được tặng một chiếc mũ truyền thống của dân tộc Hàn Quốc làm từ đuôi ngựa. Các cô gái trưởng thành tết tóc thành hai bím và cài vào tóc đồ trang sức được gọi là binyeo ( 비녀 ).
Lễ thành hôn được tổ chức tại gia đình cô dâu và vợ chồng mới cưới thường nghỉ hai hay ba ngày tại gia đình cô dâu trước khi trở về nhà chú rể.Tang lễ được cử hành theo nghi thức truyền thống Hàn Quốc rất cầu kỳ. Thời gian để tang kéo dài trong hai năm, sau hàng loạt các nghi lễ cầu khấn. Bên cạnh những nghi thức tang lễ cầu kỳ, người Hàn Quốc còn thực hiện nhiều nghi lễ thờ cúng khác liên quan giữa sự sống và cái chết.
Những khái niệm cần thiết phía sau nghệ thuật vườn Hàn Quốc là làm cho khung cảnh khu vườn tự nhiên hơn cả chính bản thân nó lúc ban đầu. Trong nhiều trường hợp, nhiều khu vườn trông hoàn toàn giống như một tác phẩm của tự nhiên, đó là nỗ lực rất lớn của các nghệ sĩ. Một trong những cảnh quan được bảo tồn tốt nhất trong các khu vườn thượng uyển là hồ Anapji ( 안압지 ) ở Gyeongju, Gyeongsangbuk-do.
Và cũng không có gì có thể so sánh với vẻ đẹp của vườn thượng uyển của Cung điện Changdeokgung ở Seoul, rộng 300.000 m2 trên tổng diện tích 405.636 m2 diện tích cung điện. Khu vườn được bố trí nhiều vườn, sảnh, ao sen, cầu đá, bậc tam cấp, máng nước và những dòng suối nhỏ uốn lượn giữa khu rừng cây rậm rạp và tất cả những yếu tố khác của một khu vườn theo truyền thống Hàn Quốc.
Ngoài ra, người HQ còn tự hào về môn võ Taekwondo ( 태권도 )
Taekwondo là một môn thể thao được chính thức công nhận trên toàn thế giới bắt nguồn từ Hàn Quốc. Môn thể thao này ngày nay được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Taekwondo là môn thể thao vận dụng toàn bộ cơ thể, nhất là hai tay và chân. Nó không chỉ làm tăng cường thể lực của người chơi, mà còn góp phần rèn luyện tính cách thông qua rèn luyện cả về thể chất và tinh thần. Cùng với một loạt những kỳ thuật và nguyên tắc, môn thể thao Taekwondo được coi là một môn võ tự vệ.
Bằng chứng về sự xuất hiện của môn Taekwondo như một hoạt động tự vệ có hệ thống có thể được thấy trong các trò chơi mang tính nghin thức được trình diễn trong các lễ hội tôn giáo trong thời đại các quốc gia bộ lạc cổ đại. Trong các nghi lễ tôn giáo như Yeonggo và Dongmaeng (một loại lễ tạ ơn), và Mucheon (Điệu múa thiên đường), người Triều Tiên cổ đại đã thể hiện những động tác độc đáo để rèn luyện thể chất. Những động tác này chính là sự khởi đầu cho môn võ Taekwondo.
Với cơ sở xuất phát mang tính lịch sử, taekwondo (còn được gọi với cái tên cổ hơn là taekkyeon) đã trở thành biểu tượng cho võ thuật truyền thống của Hàn Quốc. Trong thời kỳ Ba vương quốc, taekkyeon là môn võ thuật bắt buộc của quân đội, môn võ thuật nhằm tăng cường sức mạnh phòng ngự và khả năng chiến đấu của quốc gia, đồng thời được huấn luyện tại Musadan (một tổ chức quân đội) đảm đương trọng trách phòng thủ quốc gia.
Cũng giống như các nước phương Đông khác Hàn Quốc cũng có nền văn hóa rất đa dạng, phong phú không thể chỉ nói một hai câu là lột tả hết được. Thế nên trong bài viết này Hancook chỉ tập trung vào những nét văn hóa đặc trưng nhất của Hàn Quốc nhé.
Trong những năm gần đây, chúng ta có thể thấy văn hóa Hàn Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam khá là mạnh mẽ. Đặc biệt, làn sóng Hallyu đã trở nên vô cùng quen thuộc với các bạn trẻ. Nhạc Kpop, phim Hàn, ẩm thực Hàn đều rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta sẽ tạm gác lại làn sóng Hallyu để đi khám phá nền văn hóa chung của xứ kim chi. Lịch sử văn hóa Hàn Quốc đã trải qua mấy nghìn năm mới có thể tạo dựng nên được một nền văn hóa đa dạng, đặc trưng, phát triển như ngày hôm nay. Nếu so sánh văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc, bạn sẽ thấy sẽ có một vài nét tương đồng về tín ngưỡng, tôn giáo, quan niệm thờ cúng tổ tiên, coi trọng lễ nghĩa, thứ bậc, quan niệm trong hôn nhân, quan niệm về cái chết, cách ăn uống,…
1. Hanbok – Quốc phục mang đậm nét văn hóa dân tộc Hàn Quốc Nếu như Việt Nam có áo dài, Trung Quốc có sườn xám, Nhật Bản có Kimono thì trang phục truyền thống của Hàn Quốc là Hanbok. Hanbok có màu sắc sặc sỡ, chất liệu may khá đa dạng, tùy thuộc vào thời tiết cũng như người mặc. Đây vốn là trang phục của người dân từ thời Joseon, trải qua thời gian, bộ trang phục này đã có nhiều nét thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại và trở thành quốc phục củ Hàn Quốc. Người Hàn thường mặc Hanbok vào các ngày lễ, tết hoặc dịp trọng đại.
Quốc phục truyền thống Hàn Quốc - Hanbok
Hanbok gồm hai loại dành cho nữ và nam. Hanbok của phụ nữ gồm jeogori (áo khoác ngoài) và chima (váy dài). Đối với nam giới, một bộ Hanbok bao gồm có Jeogori dài đến ngang hông, chiếc quần Baji, và bên ngoài sẽ là một chiếc áo choàng Durumagi.
Hanbok ngày nay đã có thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại
2. Ngôn ngữ và chữ viết – nét văn hóa đặc trưng của Hàn Quốc Khác với người Nhật, người Hàn sử dụng duy nhất một ngôn ngữ và một bảng chữ cái gọi là Hangeul. Bảng chữ cái này khá đơn giản, dễ học, bao gồm 14 phụ âm và 10 nguyên âm, do vua Sejong triều Joseon sáng tạo ra. Vì chúng tương đối là đơn giản kết hợp cùng với số lượng giới hạn nên bảng chữ cái sẽ khá là dễ học. Bên Hàn Quốc từ trước đến nay thường sẽ không tồn tại nạn mù chữ. Theo như văn hóa Hàn Quốc thì cứ vào ngày 9 tháng 10 hàng năm thì đây chính là ngày kỷ niệm sự ra đời của Hangeul.
Bảng chữ cái Hangul của Hàn Quốc
Thái độ và cử chỉ khi chào hỏi rất được người Hàn Quốc chú trọng, Việc cúi đầu chào hỏi là thói quen của người Hàn Quốc. Chào hỏi không chỉ thay lời hỏi thăm mà còn thể hiện sự thân thiện, lòng kính trọng mà người Hàn Quốc dành cho bạn. Cũng giống như người Nhật, khi chào hỏi người Hàn thường cúi đầu kết hợp nói những câu nói quen thuộc như “Annyeonghaseyo” (안녕하세요) hay “annyeonghashimnika” (안녕하십니까) với ý nghĩa “Xin chào, bạn có khỏe không?” hay “gamsahamnida” (감사합니다) là “Xin cám ơn”. Người Hàn Quốc thường nói sau khi kết thúc việc cúi đầu chào.
Cúi người khi chào hỏi là hành động rất được chú trọng tại Hàn Quốc
Có một lưu ý rằng bạn luôn phải cúi đầu đáp lễ khi một người khác cúi đầu chào bạn, đó là phép lịch sự trừ khi vị trí của bạn thật sự cao hoặc bạn là bậc trưởng bối. Bình thường bạn không cần cúi đầu chào một đứa trẻ, thay vào đó nên có những cử chỉ như gật đầu, cười mỉm… thì chắc chắn sẽ làm đứa trẻ vui hơn và cảm thấy được tôn trọng.
4. Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc Văn hóa ẩm thực làm nên những nét văn hóa đặc trưng của Hàn Quốc. Có lẽ trong chúng ta, không ai là không biết đến món ăn vô cùng nổi tiếng và tượng trưng cho hình ảnh đất nước Hàn Quốc – kim chi. Nghệ thuật muối kim chi còn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Hàn Quốc. Bật mí một điều nho nhỏ có thể bạn chưa biết ở Hàn Quốc có đến hơn 180 loại kim chi. Để có thể thưởng thức hết số kim chi này bạn phải mất khoảng 6 tháng với mỗi ngày một món kim chi. Tuy nhiên cũng có những loại kim chi rất đặc trưng mà bạn chỉ cần ăn một lần là có thể cảm nhận được hết tinh hoa ẩm thực Hàn Quốc: kim chi cải thảo, kim chi củ cải, kim chi dưa chuột và kim chi nước củ cải.
Vào tháng 11 hàng năm, người dân Hàn Quốc sẽ tổ chức Lễ hội muối kim chi. Đây là một trong các lễ hội văn hóa Hàn Quốc thu hút số lượng người tham gia đông đảo
Kim chi - món ăn vô cùng nổi tiếng trong nền văn hóa ẩm thực Hàn Quốc
Ngoài kim chi thì kimbap, bánh gạo cay, canh rong biển, cơm trộn, mỳ lạnh, gà hầm sâm, rượu soju,… cũng là những biểu tượng Hàn Quốc nổi danh thế giới. Người Hàn ăn bằng bát và đũa riêng, họ thường ăn mì bằng đũa và ăn cơm bằng thìa. Trong bữa ăn thường có món canh và vài món phụ. Kimchi và rượu Soju là những thứ thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm của người Hàn nhất. Việc rót rượu và uống rượu của người Hàn cũng thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
5. Văn hóa tặng quà của người Hàn Quốc Trong phong tục tập quán của người Hàn Quốc, tặng quà là một nét đẹp văn hóa thể hiện tình cảm giữa người tặng và người được tặng. Họ thường tặng quà cho người thân, bạn bè, đối tác vào những dịp lễ tết hay những dịp đặc biệt.
Văn hóa của người Hàn Quốc khi tặng quà:
• Quà tặng được gói bằng giấy màu đỏ và vàng, tránh màu xanh lá cây, trắng, đen. • Nếu muốn mở quà trước mặt người tặng thì nên hỏi ý kiến của họ trước. • Dùng cả 2 tay khi tặng quà và nhận quà. • Tặng quà có tổng bằng 7 vì số 7 mang đến sự may mắn. Đối với việc tặng quà, văn hóa Hàn Quốc hiện nay hay ngày xưa đều tránh: • Dùng mực đỏ để viết thiệp. • Tặng khăn tay, giày, vật sắc nhọn. • Tặng quà có tổng bằng 4 vì theo phong tục của người Hàn Quốc, số 4 mang đến điều xui xẻo. Những nét văn hóa đặc trưng ở Hàn Quốc đã được Nhân Văn giới thiệu đến các bạn. Mong qua bài này các bạn sẽ hiểu được phần nào về phong tục, tập quán của người Hàn.
6. Văn hóa uống rượu Nếu như người Việt có văn hóa uống rượu thì người Hàn cũng không thua kém. Người Hàn Quốc uống rượu hàng ngày, rượu Soju của họ là thứ rượu được tiêu thụ nhiều nhất trong 11 năm liên tục. Đến Hàn Quốc bạn sẽ thấy Soju được bán ở mọi nơi, từ siêu thị, nhà hàng cho đến máy bán hàng tự động. Thậm chí người Hàn Quốc còn xây dựng bảo tàng để tôn vinh. Đặc biệt trong các bộ phim điện ảnh, truyền hình Hàn Quốc nếu có cảnh các nhân vật ngồi uống rượu thì tất nhiên thứ rượu đó chính là Soju.
Ngoài soju thì hàn quốc còn có loại rượu có tuổi thọ lâu đời mang tên makgeolli. Theo người dân Hàn Quốc thì loại rượu Makgeolli là loại rượu có từ thế kỷ thứ 10 sau công nguyên. Họ cho rằng loại rượu này bắt nguồn từ Mông Cổ. Rượu Makgeolli nước có màu giống với nước gạo, loại rượu này có nồng độ cồn khoảng 6 đến 7 độ. Để làm ra loại rượu này thì người nấu rượu chỉ mất khoảng 10 ngày, mục đích là giữ độ tươi ngon của nguyên liệu. Nguyên liệu chính để làm ra loại rượu này là ủ rượu gạo chung với nước. Điều đặc biệt của loại rượu này là khi uống người ta sẽ cảm nhận được vị đắng, ngọt, chua.
Loại rượu Makgeolli ở Hàn Quốc có rất nhiều tên gọi. Theo như thống kê thì có hơn 700 loại rượu Mkgeolli. Tên của mỗi loại rượu được đặt khác nhau tùy vào nguyên liệu, cách ủ, thời gian, kinh nghiệm và thời điểm ủ.
7. Văn hóa E-sports Hàn Quốc được biết đến như kinh đô thê thao điện tử trên thế giới. Tại đây người ta thành lập cả Liên đoàn thể thao điện tử, có những kênh truyền hình riêng, những sân vận động riêng và có cả ngành học riêng về thể Trung ương Hàn Quốc. Các game thủ ở xứ này được đối xử như những vận động viên thể thao thực thụ, họ được coi trọng, có fans hâm mộ, có tiền thưởng và thậm chí những gamers có thành tích xuất sắc được
Hàn Quốc luôn dẫn đầu trong bộ môn thể thao điện tử trên thế giới
8. Hàn Quốc và sự ảnh hưởng của văn hóa Hallyu
Làn sóng Hallyu với những bộ phim truyền hình, những nhóm nhạc thần tượng ngày càng vượt xa khỏi biên giới Hàn Quốc, vươn đến châu Á, châu Âu mở rộng tới Mỹ. Giới trẻ trên thế giới phát cuồng vì những oppa, unnie xứ Hàn. Rất nhiều khách du lịch đã thừa nhận rằng họ đến Hàn Quốc chính vì làn sóng Hallyu đã ảnh hưởng quá mạnh mẽ đến cuộc sống của chính bản thân họ. Điển hình là các nhóm nhạc nổi tiếng như BigBang, BTS, BlackPink, SNSD,... và các bộ phim giúp lan tỏa mạnh mẽ làn sóng Hallyu ra quốc tế như Quid Game và Ký sinh trùng,...
Làn sóng Hallyu trở lại đầy mạnh mẽ tại Hàn Quốc và ngày càng phổ biến trên thế giới
Hanbok, ẩm thực, chữ viết và ngôn ngữ… là những nét văn hóa đặc trưng ở Hàn Quốc không phải ai cũng biết. Hợn nữa các nét văn hóa cũng rất đa dạng phong phú không thể chỉ một hai câu chữ có thể hình dung hết được. Chính vì thế, trong nội dung bài viết này VJ Việt Nam sẽ chỉ tập trung khám phá những nét văn hóa đặc trưng của Hàn Quốc.
Lịch sử Hàn Quốc cũng đã trải qua mấy nghìn năm để phát triển được như ngày hôm nay. Nếu so sánh với Việt Nam thì chắc chắn chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều điểm tương đồng.