Tôi Biết Điều Đó Tiếng Anh

Tôi Biết Điều Đó Tiếng Anh

Combinations with other parts of speech

Combinations with other parts of speech

Get a better translation with 8,330,092,050 human contributions

Tự hào được thực hiện bằng ♥ ở Ba Lan

Combinations with other parts of speech

Kết quả: 56213, Thời gian: 0.0251

Kết quả: 441, Thời gian: 0.0294

Có lẽ những bạn mới học tiếng Anh hay đã học lâu rồi đều biết cách I don’t know trong tiếng Anh nghĩa là “tôi không biết”,nhưng khi nói chuyện với người bản ngữ mà bạn cứ lặp đi lặp lại câu này thì thật rất nhàm chán và vô vị.Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn diễn đạt theo 10 cách khác nhau.

10 cách nói khác nhau diễn đạt ý “Tôi không biết”

Hơn 48,000 đoạn phim của người bản ngữ

Wir verwenden Cookies und Daten, um

Wenn Sie „Alle akzeptieren“ auswählen, verwenden wir Cookies und Daten auch, um

Wenn Sie „Alle ablehnen“ auswählen, verwenden wir Cookies nicht für diese zusätzlichen Zwecke.

Nicht personalisierte Inhalte und Werbung werden u. a. von Inhalten, die Sie sich gerade ansehen, und Ihrem Standort beeinflusst (welche Werbung Sie sehen, basiert auf Ihrem ungefähren Standort). Personalisierte Inhalte und Werbung können auch Videoempfehlungen, eine individuelle YouTube-Startseite und individuelle Werbung enthalten, die auf früheren Aktivitäten wie auf YouTube angesehenen Videos und Suchanfragen auf YouTube beruhen. Sofern relevant, verwenden wir Cookies und Daten außerdem, um Inhalte und Werbung altersgerecht zu gestalten.

Wählen Sie „Weitere Optionen“ aus, um sich zusätzliche Informationen anzusehen, einschließlich Details zum Verwalten Ihrer Datenschutzeinstellungen. Sie können auch jederzeit g.co/privacytools besuchen.

Get a better translation with 8,330,002,555 human contributions

Tôi bán hàng, khách chủ yếu là người Việt, hàng hóa cũng của Việt Nam sản xuất, vậy học tiếng Anh có tác dụng gì ngoài 'hello', 'how are you'?

Đọc bài viết "Loay hoay với tư tưởng '30 tuổi khó học tiếng Anh'", tôi thấy buồn khi tác giả chia sẻ về chuyện các hội nhóm du lịch của người phương Tây có cái nhìn không tốt về hình ảnh người Việt. Thế nên, đừng nghĩ chúng ta dễ dãi với ngôn ngữ của họ là sẽ được họ trân quý, mà đôi khi ngược lại, cái gì dễ quá lại hay bị xem thường.

Cho dù người Việt có nói tiếng Anh giỏi như người bản ngữ, thậm chí thế hệ người Việt sinh ra ở nước ngoài, thì cuối cùng cái gốc vẫn là Việt Nam. Tôi cứ ám ảnh mãi câu nói của cô giáo dạy tiếng Trung của mình: "Muốn giỏi ngôn ngữ khác, trước hết phải giỏi tiếng mẹ đẻ, phải yêu tiếng nói của quốc gia mình. Bản thân mình còn không tôn trọng, không yêu nó thì người khác có lý do gì mà tôn trọng, yêu ngôn ngữ của ta". Nếu yêu tiếng Việt, hãy tìm cách lôi kéo người nước ngoài học tiếng Việt, từ đó giới thiệu văn hóa đất nước, lúc đó họ mới thực sự tôn trọng mình, quốc gia và ngôn ngữ Việt Nam.

Sự học nên duy trì từ lúc bắt đầu đến cuối đời, chứ không phải "học vội". Học vội ở đây là chỉ học trong ngắn hạn, học khi cần hoặc theo trào lưu. Khi giao tiếp được trong học tập, công việc ở mức độ nào đó rồi thì tự cho là tốt, và không đào sâu thêm nữa về chuyên môn hay văn hóa. Nhiều người vội vàng học tiếng Anh từ nhỏ, vô tình bỏ lỡ quá trình "học dài" tiếp theo, vì cứ nghĩ mình đã học đủ rồi. Hãy tiếp cận sự học bất chấp độ tuổi thay vì e ngại "không còn sớm nữa". "Học dài" chứ không nên chỉ học khi cần, "học ngắn, học vội" một chút kiến thức, kỹ năng đủ xài rồi thôi.

Tôi làm bên ngành dịch vụ, lâu lâu có khách nước ngoài ghé vào, họ tự đưa cái điện thoại với ứng dụng dịch ngôn ngữ cho tôi đọc. Việc của tôi là chỉ cần làm tương tự như vậy hoặc soạn sẵn một số câu thông tin về dịch vụ có sẵn bằng tiếng Anh rồi đưa cho họ đọc. Hai bên thống nhất giá cả và nội dung dịch vụ là xong. Nói vậy để thấy, những công việc trình độ mang tính chuyên ngành cao thì nên học tiếng Anh chuyên sâu, còn lại về cơ bản, nếu công việc không cần tiếng Anh cũng chỉ cần học trình độ sơ cấp.

Tôi duyệt thông tin hoặc tìm hiểu về vấn đề gì trên mạng, nếu thấy tiếng Anh, cứ cho lên Google dịch hộ. Tất nhiên, tôi vẫn so sánh văn bản gốc và bản dịch để hiểu đúng vấn đề. Ở Nhật Bản, người ta còn đang phát triển màn hình kính trong suốt làm bảng dịch thuật ở các bàn tiếp tân, dịch vụ. Nhân viên và khách sẽ nói ngôn ngữ của mình, tấm kính sẽ hiển thị lại ngôn ngữ của cả hai. Vậy nên, có thể cả hai không cần biết ngôn ngữ của nhau cũng vẫn có thể trao đổi, làm việc.

Tôi cũng từng bị nói không chịu học tiếng Anh sớm, khi mà anh chị em và các cháu đều đã giỏi ngoại ngữ. Nhưng tôi chỉ là lao động phổ thông, công việc chỉ là trông coi cửa hàng, phục vụ đối tượng chính là người Việt, hàng hóa Việt Nam. Lâu lâu, khi mấy trường đại học gần cửa hàng có giao lưu sinh viên quốc tế thì mới có vài bạn "Tây ba lô" ghé vào mua đồ, hỏi han gì cũng dùng app dịch ngôn ngữ hết rồi, nên tôi cũng chẳng biết học ngoại ngữ làm gì?

Ngày nay, ngoại ngữ đúng là một lợi thế để mở rộng cánh cửa nghề nghiệp. Nhưng nói vậy không có nghĩa là chúng ta nên tôn sùng nó. Tôi nghĩ đơn giản như vậy thôi. Những bạn muốn làm công việc cần ngoại ngữ thì nhất định phải trau dồi, học chuyên sâu. Còn nếu bạn làm những công việc không cần ngoại ngữ thì đôi khi chỉ cần biết chào hỏi xã giao vài câu là được rồi.