Xuất khẩu lao động là gì? Trong bối cảnh hiện nay, với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, việc xuất khẩu lao động ngày càng trở nên phổ biến. XKLĐ là một trong những phương thức cung ứng lao động phổ biến hiện nay. Nhiều người lao động chọn hình thức này để tìm kiếm cơ hội việc làm mới và có tương lai tốt hơn tại các quốc gia và lãnh thổ khác.
Xuất khẩu lao động là gì? Trong bối cảnh hiện nay, với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, việc xuất khẩu lao động ngày càng trở nên phổ biến. XKLĐ là một trong những phương thức cung ứng lao động phổ biến hiện nay. Nhiều người lao động chọn hình thức này để tìm kiếm cơ hội việc làm mới và có tương lai tốt hơn tại các quốc gia và lãnh thổ khác.
Hình thức này vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam do yêu cầu người lao động có trình độ học vấn cao, ngoại ngữ thành thạo và khả năng giao tiếp rộng, cũng như phải tìm hiểu kỹ các thông tin về đối tác.
Xuất khẩu lao động ngày nay ngày càng khẳng định vai trò và ưu thế của một phương thức đổi mới, giúp nguồn lao động của Việt Nam có giá trị cao hơn. Nó đồng thời góp phần giải quyết đói giảm nghèo bền vững và thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước thông qua việc tăng giá trị nguồn lực ngoại thể.
Xuất khẩu lao động là gì? Các hình thức xuất khẩu lao động (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Xuất khẩu lao động có thể hiểu là người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.
Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài:
Xuất khẩu lao động tại chỗ (Xuất khẩu lao động nội biên):
Hiện nay có 3 hình thức để người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
+ Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
+ Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
- Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Xuất khẩu lao động là hoạt động mua – bán hàng hóa sức lao động nội địa cho người sử dụng lao động nước ngoài.
Hoạt động mua – bán thể hiện ở chỗ người lao động trong nước sẽ bán quyền sử dụng sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định cho người sử dụng lao động nước ngoài để nhận về một khoản tiền dưới hình thức tiền lương. Còn người sử dụng nước ngoài sẽ dùng tiền của mình mua sức lao động của người lao động, yêu cầu họ phải thực hiện công việc nhất định nào đó ( do hai bên thỏa thuận ) theo ý muốn của mình.
Xuất khẩu lao động là phương thức đưa người lao động đi làm tại nước ngoài có thời hạn. Ở Việt Nam, hiện nay có những hình thức xuất khẩu lao động sau:
1. Thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung: Xuất khẩu lao động chủ yếu thông qua các hiệp định giữa các chính phủ và nghị định thư.
2. Bước sang thời kỳ mới – thời kỳ xuất khẩu lao động chịu tác động của thị trường, bao gồm các hình thức sau:
* Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền sau đây:
- Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
- Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
- Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.
* Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các nghĩa vụ sau đây:
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;
- Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
- Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định;
- Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;
- Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
(Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020)
(BLC) - Sáng 16/12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị xuất khẩu lao động (XKLĐ) năm 2022 với chủ đề: “Cơ hội làm giàu từ việc tham gia xuất khẩu lao động” theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu tỉnh đến điểm cầu các huyện, xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Dự Hội nghị ở điểm cầu tỉnh có các đồng chí: Nguyễn Gia Liêm – Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Trần Tiến Dũng - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Tống Thanh Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh. 350 đại biểu là lãnh đạo UBND và các phòng, ban thành phố Lai Châu; các xã, phường, học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Lai Châu; lãnh đạo các doanh nghiệp tuyển dụng lao động…
Quang cảnh Hội nghị Xuất khẩu lao động năm 2022.
Thời gian qua, công tác XKLĐ được các cấp, ngành trong tỉnh quan tâm triển khai thực hiện; trong đó đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chế độ, chính sách XKLĐ; tuyển chọn người lao động (NLĐ) đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng. Giai đoạn 2017-2022, toàn tỉnh đã đưa 673 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tăng 45,36% so với giai đoạn 2011-2016. Riêng năm 2022, đưa 218 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đa số NLĐ đi làm việc ở thị trường lao động, gồm: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út… với các ngành nghề: xây dựng, may mặc, lắp ráp điện tử, nông nghiệp, thuyền viên…
Thông qua công tác XKLĐ đã góp phần giúp tỉnh giảm sức ép về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho NLĐ; đồng thời tăng thu ngoại tệ cho địa phương. Trung bình mỗi năm lượng kiều hối mà NLĐ gửi về trên 30 tỷ đồng. Qua đó, giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã ký kết biên bản phối hợp trong công tác đưa NLĐ tỉnh Lai Châu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với Công ty Cổ phần Phát triển việc làm và Xuất khẩu lao động VIRASIMEX, Công ty Cổ phần Tư vấn và Dịch vụ Tâm Nhật.
Tại Hội nghị, các đại biểu chia sẻ về cuộc sống, công việc và kinh nghiệm học tập tại nơi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời tập trung thảo luận, làm rõ thêm một số nội dung về: nâng cao trình độ, học vấn cho NLĐ; thu hút NLĐ trẻ tại địa phương đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, chế độ đãi ngộ cho NLĐ làm việc tại nước ngoài…
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Dũng tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác XKLĐtrên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2022.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Tiến Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Lai Châu có lực lượng lao động trẻ, dồi dào. Trung bình mỗi năm tỉnh có gần 8.000 người bước vào độ tuổi lao động, đây là lợi thế lớn về nguồn lực lao động phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng chí ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được của các cấp, các ngành, doanh nghiệp trong công tác XKLĐ.
Đồng chí Trần Tiến Dũng - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị.
Để công tác XKLĐ thời gian tới đạt hiệu quả hơn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: Các cấp, ngành, địa phương cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác XKLĐ các cấp. Mở rộng thị trường lao động và số lượng NLĐ; ưu tiên thẩm định các đơn hàng đi XKLĐ tại các thị trường có thu nhập cao, tình hình an ninh chính trị và kinh tế - xã hội ổn định; lựa chọn các công ty, doanh nghiệp cung ứng lao động có uy tín. Đặc biệt, quan tâm tới quyền lợi của NLĐ làm việc ở nước ngoài. Tập trung tuyên truyền về XKLĐ, nhân rộng các mô hình hay, điển hình trong XKLĐ. Hỗ trợ NLĐ vay vốn, giảm chi phí XKLĐ. Năm 2023, mỗi xã tuyên truyền, thuyết phục từ 5-10 người đi XKLĐ…
Nhân dịp này, 8 tập thể và 17 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác XKLĐ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2022 được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.
Xuất khẩu lao động là gì? Các hình thức xuất khẩu lao động
Khái niệm xuất khẩu lao động là gì? Đặc điểm của xuất khẩu lao động? Nội dung xuất khẩu lao động? Các hình thức xuất khẩu lao động? Bài viết dưới đây Luật Nam Sơn sẽ làm rõ vấn đề này.