Xếp Hạng Quân Sự The Giới 2024 Triều Tiên

Xếp Hạng Quân Sự The Giới 2024 Triều Tiên

Không quân Triều Tiên bị đánh giá là quá cũ kỹ khi vẫn phải vận hành nhiều loại tiêm kích già cỗi như MiG-17, MiG-19 và MiG-21. Chúng được sử dụng cho nhiệm vụ tấn công mặt đất, thay vì đối đầu trực tiếp với đối thủ hiện đại hơn như F-15, F-16 của Mỹ và Hàn Quốc.

Không quân Triều Tiên bị đánh giá là quá cũ kỹ khi vẫn phải vận hành nhiều loại tiêm kích già cỗi như MiG-17, MiG-19 và MiG-21. Chúng được sử dụng cho nhiệm vụ tấn công mặt đất, thay vì đối đầu trực tiếp với đối thủ hiện đại hơn như F-15, F-16 của Mỹ và Hàn Quốc.

Bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh hôm nay

Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) khẳng định, Triều Tiên sáng 24-1 đã phóng nhiều tên lửa hành trình hướng ra Hoàng Hải. Ðây là vụ phóng thử tên lửa hành trình đầu tiên của Triều Tiên kể từ tháng 9-2023 và diễn ra sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung siêu thanh sử dụng nhiên liệu rắn (IRBM) ngày 14-1 và thử nghiệm hệ thống vũ khí hạt nhân dưới nước “Haeil-5-23” ngày 19-1. Ngày 18-12 năm ngoái, Triều Tiên cũng đã phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-18.

Dosan Ahn Chang-ho, tàu ngầm tấn công đầu tiên của Hàn Quốc được chế tạo bằng công nghệ nội địa. Ảnh: Naval News

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, tuần báo Newsweek vừa đưa ra so sánh sức mạnh quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) trong một báo cáo hồi năm 2021 cho biết, Triều Tiên là một trong những quốc gia quân sự hóa nhất thế giới, sở hữu “một trong những lực lượng quân đội lớn nhất toàn cầu đe dọa trực tiếp Hàn Quốc”. Số liệu do Statista, nền tảng trực tuyến chuyên thu thập và trực quan hóa dữ liệu, công bố cho thấy chi tiêu quân sự của Triều Tiên có thể lên tới 1/3 GDP nước này vào năm 2022, tăng một cách rõ rệt so với những năm trước khi Bình Nhưỡng dành chưa tới ¼ GDP cho quân sự. Như vậy, Triều Tiên xếp thứ hai thế giới, sau Ukraine, về tỷ lệ phần trăm GDP được phân bổ cho quốc phòng. Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng của Hàn Quốc trong năm 2022 chiếm khoảng 2,5% GDP.

Còn theo dữ liệu cũng do Statista công bố hồi tháng 6-2023, Triều Tiên nhìn chung có lực lượng quân sự nhiều hơn gấp đôi so với Hàn Quốc. Andrew Yeo, thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Ðông Á của Viện Brookings (Mỹ), cho hay Triều Tiên có “nhân lực vượt trội” và lợi thế hơn Hàn Quốc về số lượng. Tính đến đầu năm 2023, Triều Tiên có khoảng 1,3 triệu quân nhân tại ngũ và 600.000 quân nhân dự bị, trong khi Hàn Quốc có khoảng 555.000 quân nhân tại ngũ và hơn 3 triệu quân nhân dự bị. Ðáng chú ý, Bình Nhưỡng cũng “nhỉnh” hơn Seoul trong các thống kê khác. Theo đó, Triều Tiên có 71 tàu ngầm, gồm tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật có khả năng mang và phóng vũ khí hạt nhân, trong khi Hàn Quốc sở hữu 19 chiếc; Triều Tiên có hơn 3.500 xe tăng chiến đấu chủ lực so với 2.149 chiếc của Hàn Quốc; Triều Tiên đã thử bom hạt nhân trong khi Hàn Quốc không có vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, phần lớn thiết bị của Triều Tiên đều đã cũ kỹ, có từ thời Liên Xô, khác xa so với số thiết bị được trang bị công nghệ tinh vi mà Hàn Quốc đang sử dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực không quân. Do đó, ông Yeo cho rằng trong trường hợp 2 nước xảy ra chiến tranh, “Hàn Quốc có thể tự đứng vững” ngay cả khi không có sự hỗ trợ của Mỹ.

Mặt khác, dù Triều Tiên có lượng binh sĩ “áp đảo” Hàn Quốc nhưng lại thiếu bề dày kinh nghiệm huấn luyện mà Seoul có được thông qua các cuộc tập quân sự với Washington.  

Mỹ khẳng định duy trì hệ thống phòng thủ “thích hợp” trên Bán đảo Triều Tiên

Theo hãng tin Yonhap, ngày 24-1, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết Mỹ đang duy trì hệ thống phòng thủ “thích hợp” trên Bán đảo Triều Tiên, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng khi Bình Nhưỡng liên tục thử nghiệm vũ khí. Phát biểu với báo giới, ông Kirby nhấn mạnh: “Chúng tôi đang theo dõi sát và tôi muốn khẳng định rằng Mỹ tin tưởng vào khả năng phòng thủ hiện nay trên Bán đảo Triều Tiên là phù hợp”.

Phát biểu trên được đưa ra sau khi quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên cùng ngày đã phóng một số tên lửa hành trình ra phía biển Hoàng Hải. Các cuộc thử nghiệm vũ khí của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vừa kết thúc tập trận chung trên vùng biển ngoài khơi đảo Jeju (Hàn Quốc). Cuộc tập trận có sự tham gia của tàu hạt nhân Carl Vinson và tàu tuần dương Aegis Princeton của Mỹ cùng các tàu chiến khác của Nhật Bản và Hàn Quốc, những hành động này được Bình Nhưỡng coi là có thể gây bất ổn tình hình khu vực, đe dọa nghiêm trọng an ninh của Triều Tiên.

(PLO)- 25 quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu năm 2023 được Global Firepower xếp theo điểm PowerIndex dựa trên: Số lượng, mức độ phức tạp của thiết bị quân sự, tài chính, địa lý và tài nguyên theo quan điểm thông thường của 145 quốc gia và vùng lãnh thổ.