Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ucraina. Chủ tịch VinGroup là tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Năm 2000, Technocom tập trung đầu tư du lịch và bất động sản và hình thành 2 thương hiệu Vinpearl và Vincom. Năm 2012, chính thức hình thành tập đoàn Vingroup bằng việc sắp nhật 2 thương hiệu trên. Thương hiệu Vingroup là tên tuổi nổi tiếng trên toàn cầu, tại Việt Nam việc sở hữu nhà ở Vinhomes cũng có thể xem là “thước đo”. VinGroup là 1 thế lực không lồ tại Việt Nam với đa ngành. VinGroup đang dần thu hút khách hàng vớ xe Vinfast, điện thoại vinsmart, đi mua sắm tại Vincom, du lịch Vinpearl. Khám bệnh Vinmec, trường Vinuni.
Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ucraina. Chủ tịch VinGroup là tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Năm 2000, Technocom tập trung đầu tư du lịch và bất động sản và hình thành 2 thương hiệu Vinpearl và Vincom. Năm 2012, chính thức hình thành tập đoàn Vingroup bằng việc sắp nhật 2 thương hiệu trên. Thương hiệu Vingroup là tên tuổi nổi tiếng trên toàn cầu, tại Việt Nam việc sở hữu nhà ở Vinhomes cũng có thể xem là “thước đo”. VinGroup là 1 thế lực không lồ tại Việt Nam với đa ngành. VinGroup đang dần thu hút khách hàng vớ xe Vinfast, điện thoại vinsmart, đi mua sắm tại Vincom, du lịch Vinpearl. Khám bệnh Vinmec, trường Vinuni.
Sức mạnh của doanh nghiệp dẫn đầu Việt Nam khát vọng là người tiên phong đi đầu và có sự ổn định bền vững. Tập đoàn Vingroup mong muốn trở thành tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam, vương xa ra tầm quốc tế. Khẳng định vị thế vững vàng trên thương trường thế giới. Không ngừng sáng tạo cho ra những sản phẩm chất lượng, dịch vụ đẳng cấp. Ngày càng cải thiện cuộc sống người dân cà ngân tầm vị tế con người Việt trên toàn thế giới.
Sứ mệnh của Vingroup là mang đến cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn cho người Việt. Tập đoàn VinGroup luôn tâm niệm “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt”. Ngày càng có chỗ đứng và được lòng tin của người dân Việt Nam. Tập đoàn Vingroup đã nhiều lần chứng minh bằng những sản phẩm chất lượng, công trình vượt trội hay dịch vụ đẳng cấp tiêu chuẩn thế giới.
Sau phiên biến động liên tục hôm qua, VN-Index rung lắc và biến động nhẹ quanh mốc tham chiếu ngay khi mở cửa giao dịch sáng nay.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán dù khá yếu nhưng đang là những điểm tựa ngăn đà giảm sâu của thị trường. Kéo điểm mạnh nhất sáng nay là nhóm ngân hàng, dẫn đầu là BID tăng 2,28%, CTG tăng 1,97% và EIB tăng 3,26%. Ngoài ra có thể kể tới VCB, LPB, ACB, VPB, VIB đều nằm trong Top 10 cổ phiếu giao dịch tích cực. Thị trường trong trạng thái rung lắc và liên tục đổi sắc trong suốt cả phiên sáng.
Tuy nhiên, ở những phút cuối của phiên chiều, dòng tiền đổ mạnh vào nhóm CP ngân hàng, giúp VN-Index bật chuyển sang sắc xanh. Sự trở lại của nhóm CP "vua" đã khiến chỉ số chính đổi màu.
Kết phiên hôm nay 2/8, VN-Index tăng 2,87 điểm (0,24%), lên 1.220,43 điểm. HNX Index tăng 1,96 điểm, tương đương tăng 0,82 %, đạt 241,31 điểm. Upcom Index tăng 0,67 điểm, tương đương 0,74%, lên 90,88 điểm.
Thị trường đảo chiều cuối phiên khiến chỉ số ghi nhận đà tăng
Sau phiên bùng nổ hôm qua, thanh khoản phiên này giảm mạnh. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 21,9 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn HoSE có 237 mã tăng điểm, trong khi đó số mã giảm điểm là 226, còn lại là 54 mã đóng cửa ở mốc tham chiếu.
Sau phiên bán ròng hôm qua, nhà đầu tư nước ngoài tăng mua mạnh trở lại ở phiên hôm nay với giá trị mua ròng đạt gần 160 tỷ đồng.
Phiên này, BID là cổ phiếu tác động tích cực nhất lên chỉ số chính khi đem về cho Vn-Index 1,17 điểm. Ở chiều ngược lại, VHM lấy đi của VN-Index 0,97 điểm.
Trong nhóm Vingroup, cổ phiếu VHM và VRE đều giảm lần lượt 1,43 và 0,69%%, đồng thời VIC cũng quay xe sau 2 phiên tăng trần liên tiếp và chốt phiên giảm 1,02%.
Liên quan đến VIC, Tập đoàn Vingroup vừa thông báo sẽ phát hành 5 lô trái phiếu ra công chúng với tổng trị giá 10.000 tỷ đồng. Giá bán sẽ là 100.000 đồng/trái phiếu. Tổng số tiền thu được sẽ được Vingroup cho VinFast vay đầu tư dự án sản xuất ôtô tại Cát Hải, Hải Phòng. Tổ chức đứng ra phát hành số trái phiếu là CTCP Chứng khoán SSI.
Doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng phát hành loạt trái phiếu
Tại thời điểm 30/6 năm nay, tổng nợ vay của Vingroup ở mức 176.048 tỷ đồng. Trong đó, tổng dư nợ trái phiếu của doanh nghiệp này là khoảng 63.347 tỷ đồng. Còn lại là các khoản vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Mới đây, công ty con của Vingroup cũng thông báo đã phát hành thành công lô trái phiếu VIFCB2325001 với tổng giá trị 1.500 tỷ đồng tại thị trường trong nước. Ngày phát hành của lô trái phiếu trên là 31/7, đáo hạn vào ngày 31/1/2025 tương đương với kỳ hạn 18 tháng.
Lãi suất của lô trái phiếu lên đến 14,4%/năm, mỗi 3 tháng trả lãi một lần. Đối tượng đã mua là các cá nhân và tổ chức chứng khoán chuyên nghiệp. Tổ chức lưu ký cho lô trái phiếu của VinFast là CTCP Chứng khoán Kỹ thương Việt Nam.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Dự án mới khởi công của tập đoàn từ Việt Nam vào bang này là dự án lớn nhất trong lịch sử kinh tế của bang.
Thông tin mới công bố, Tập đoàn Vingroup đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần trong Công ty cổ phần VinBrain. Sau chuyển nhượng, Công ty cổ phần VinBrain không còn là công ty liên kết của Tập đoàn Vingroup.
Trước đó, thông tin từ Reuters cho hay CEO Nvidia Jensen Huang hé lộ việc đã mua lại VinBrain để phát triển một trung tâm thiết kế tương lai lớn ở Việt Nam. Tuy nhiên không tiết lộ cụ thể giá trị thương vụ.
VinBrain là một trong 6 công ty thuộc lĩnh vực công nghệ, công nghiệp của Vingroup bên cạnh VinFast, VinCSS, VinAI, VinBigdata, VinHMS. Startup do ông Steven Trương (Trương Quốc Hùng) – người có 26 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ và AI tại các tập đoàn hàng đầu thế giới làm Tổng giám đốc. Ngành nghề đăng ký kinh doanh chính là hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính.
Tại thời điểm ngày 30/9/2024, Vingroup đã đầu tư hơn 126 triệu USD vào startup VinBrain và ghi nhận đây là công ty liên kết với tỷ lệ sở hữu hơn 49,7%. Tỷ lệ biểu quyết và tỷ lệ lợi ích đều ở mức 49,74%.
Ngoài VinBrain, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới cũng được tin rằng đã từng cân nhắc mua lại VinAI - một thành viên khác của Vingroup.
CEO Jensen Huang cho rằng, đây là thời điểm lý tưởng để Việt Nam xây dựng tương lai của trí tuệ nhân tạo. Theo ông, sự thông minh của AI được đào tạo từ dữ liệu, và dữ liệu của Việt Nam là tài nguyên của quốc gia. Đồng thời, Nvidia cũng cam kết thúc đẩy sự phát triển của AI, hỗ trợ đào tạo nhân tài cũng như các dự án khởi nghiệp trong nước.
Phạm Nhật Vượng là ai? Được biết đến là tỷ phú Việt Nam sở hữu khối tài sản lên đến 5,6 tỷ USD (tính đến tháng 4/2020). Theo tạp chí Forbes, Ông xếp 286 trên danh sách tỷ phú thế giới. Ông đang chủ tich tập đoàn Vingroup, Tập đoàn hoạt động đa ngành gồm: bất động sản, bán lẻ, công nghiệp chế tạo, giáo dục, chăm sóc sức khỏe.
Phạm Nhật Vượng có nguyên quán tại xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Được sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng. Ông là con cả trong gia đình 3 anh chị em. Năm 1982, ông học tại trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Năm 1987, ông là sinh viên trường Đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội. Thời sinh viên ông được nhận học bổng trong mảng kinh tế địa chất của đại học Thăm dò Địa chất Liên bang Nga.
Về gia đình ông Phạm Nhật Vượng có vợ là bà Phạm Thu Hương, đang là Phó chủ tịch HĐQT VinGroup. Phạm Nhật Vượng có 3 người con là: Phạm Nhật Minh Hoàng, Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Anh.
Chính thức đổi tên thành Vingroup vào tháng 9/2009, tên pháp lý là Tập đoàn đầu tư Việt Nam. Năm 2010, ông Phạm Nhật Vượng bán công ty Technocom với giá 150 triệu USD cho Nestle. Bên cạnh đó, ông sở hữu 2 nhà máy ở Kharkov, quy mô 1,900 lao động, doanh thu 100 triệu USD/năm. Sau đó Ông Vượng về lại Việt Nam phát triển 2 mảng chính là bất động sản và du lịch – nghỉ dưỡng. Theo đó, ông nhanh chóng ghi dấu ấn tại hàng loạt dự án lớn: Vincom Center Bà Triệu, Vincom Center HCM, Vinpearl Nha Trang.