ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH GIẢNG ĐẠO YẾU NGÔN TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN KINH Hội Thánh Giữ Bản Quyền Tái bản năm Canh Tuất 1970 Giảng đạo yếu ngôn Trang: 2/45
ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH GIẢNG ĐẠO YẾU NGÔN TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN KINH Hội Thánh Giữ Bản Quyền Tái bản năm Canh Tuất 1970 Giảng đạo yếu ngôn Trang: 2/45
Xin chào Cô Linh! Tôi và chồng hiện đang làm ăn và sinh sống ở Quận 2, TP.HCM. Chúng tôi đã cho con gái đầu đi học trung học ở Mỹ hơn 4 năm trước, cháu đạt điểm 4.0 tuyệt đối và hiện đang theo học ngành kinh doanh tại một trường đại học Ivy League. Cháu thứ hai năm nay tròn 14 tuổi và chúng tôi cũng đã sẵn sàng cho con gái đi học tại Mỹ, nhưng con lại không muốn đi! Chúng tôi cũng đã sắp xếp cho con phỏng vấn với đại diện từ 5 trường khác nhau, và trong cuộc phỏng vấn đầu tiên, con đã làm rất tốt. Nhưng đến những cuộc phỏng vấn sau đó, con lại phá hỏng hoàn toàn: con thậm chí còn nói với các đại diện rằng con ghét nước Mỹ, và con thà đi đến Bắc Triều Tiên còn hơn.
Tôi và chồng đã mắng con rất nhiều và khuyên con nên giống chị gái hơn. Nhưng con rất cứng đầu, và không chịu nghe bất cứ điều gì chúng tôi nói. Bây giờ, con còn nổi loạn hơn ở trường cấp ba và điểm số cũng đang giảm sút. Mặc dù con đã đã phá hết các cuộc phỏng vấn, chúng tôi vẫn quyết định sẽ gửi con đi học ở Mỹ. Dẫu vậy, chồng tôi vẫn lo lắng rằng sau khi sang Mỹ, con cũng sẽ bị đuổi học. Mỗi khi chúng tôi khuyên con học theo chị mình, con cũng chỉ phớt lờ đi và đeo tai nghe vào. Cô Linh ơi, chúng tôi phải làm gì đây?
Mỗi con có một tính cách và định hướng riêng, không phải tất cả các con đều thích đi du học ngay khi được bố mẹ ngỏ ý. Con đang vào thời kỳ dậy thì nên chúng ta phải tìm cách trao đổi tâm sự với con như những người bạn, không thể áp đặt. Ở tuổi này, càng áp đặt con sẽ càng có tâm lý chống đối.
Chị đã có kinh nghiệm cho con đi du học rồi chắc chị hiểu, đi du học hoàn toàn không phải là đi hưởng thụ, không sướng như ở nhà được bố mẹ chăm sóc, đưa đón tận nơi. Các con phải tự lập, phải học cách quyết định và chịu trách nhiệm với các quyết định của mình nên nhiều con lo lắng. Có thể con chị cũng đang yêu ngôi trường hiện tại nên chưa muốn chuyển đi. Chị không nên gượng ép con việc đi du học. Anh chị cũng không nên so sánh con với chị gái. Việc phải vượt qua cái bóng của một chị gái giỏi giang vốn đã không dễ dàng và dễ chịu với con rồi, chúng ta không nhất định phải gây áp lực cho con bằng lời nói. Con luôn hiểu điều đó và muốn thể hiện mình theo một cách khác, chứ không muốn đi theo con đường mà chị gái đã đi. Con đường thành công của hai bạn có thể khác nhau.
Với kinh nghiệm hơn chục năm tư vấn du học, chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp bố mẹ có mong muốn cho con đi du học nhưng con không sẵn sàng, đi trong tâm thế bị bắt buộc nên kết quả thường không cao. Thậm chí có bạn bị áp lực đã nảy sinh vấn đề tâm lý phức tạp, muốn tự tử để gây áp lực lại với bố mẹ.
Chị có thể cho con tham dự các hội thảo, triển lãm du học để con gặp gỡ các đại diện trường một cách tự nhiên, hẹn cho con một nhà tư vấn du học một cách tình cờ hoặc đăng ký chương trình trại hè ở trường nội trú Mỹ để cho con trải nghiệm. Chương trình này thường diễn ra vào mùa hè, các con đi trong thời gian ngắn chỉ 3-4 tuần nên các con không có cảm giác bị xa nhà quá lâu. Con cũng được trải nghiệm một mô hình trường nội trú sẽ như thế nào và có phù hợp hay không. Gia đình chỉ cần thuyết phục con chấp nhận trải nghiệm cho biết trước khi quyết định và tôn trọng quyết định của con. Sau mùa hè đó chị quyết định cho con đi du học hay không cũng chưa muộn. Nếu con thích, có thể con sẽ xin được học tại trường đó luôn.
Du Học Thành Công sẵn sàng hỗ trợ con xin nhập học ngay cả trong tháng 7, tháng 8 để con có thể nhập học tại trường nội trú Mỹ ngay nếu con thấy mình đã sẵn sàng. Hoặc con có thể đi học chậm hơn một năm để chuẩn bị đầy đủ về mặt tâm lý cũng như các chứng chỉ tiếng Anh, lên kế hoạch du học cho mình một cách rõ ràng.
Trong trường hợp con vẫn không muốn đi du học Mỹ sau trải nghiệm trại hè, gia đình hãy tôn trọng quyết định cho con ở lại Việt Nam học nếu con vẫn học tốt ở trường hiện tại. Nếu con cần chuyển sang một môi trường mới, gia đình có thể tham khảo các trường quốc tế tại Việt Nam hoặc các trường có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học rồi đi du học đại học cao, vào môi trường này, con sẽ có sự cạnh tranh, thôi thúc mong muốn đi du học.
Hy vọng những lời khuyên của Cô Linh có thể giúp được gia đình chị và con có chọn lựa tốt nhất!
GNO - Mục đích cứu cánh của đạo Phật là giải thoát sinh tử luân hồi. An lạc, hạnh phúc tối thượng chính là không còn phiền não khổ đau sinh tử.
Tuy nhiên vì căn cơ trình độ chúng sinh cao thấp khác nhau, nhân duyên vô vàn sai biệt, tập nghiệp và vô minh sâu dày nên phần lớn chúng sinh chỉ mong cầu hạnh phúc phước báo nhân thiên trong vòng luân hồi, rất ít người có chí hướng thoát ly sinh tử. Với tâm từ bi vô hạn, Đức Phật đã tùy duyên giáo hóa, dạy nhiều phương pháp tu tập phù hợp với từng căn tánh chúng sinh, mang lại an lạc hạnh phúc với nhiều tầng bậc, nhiều cấp độ trong các cõi nhân thiên.
Có thể thấy trong hệ thống giáo lý đồ sộ của đạo Phật có rất nhiều bài kinh mang lại nhận thức tích cực, hướng dẫn con người có thái độ phù hợp, thích ứng với hoàn cảnh, giúp con người giải quyết những tình huống khó khăn trong cuộc sống, vượt qua được những thử thách và tìm thấy được sự bình yên, hạnh phúc. Học tập, rèn luyện và tu dưỡng theo giáo lý Đức Phật, con người tự nâng cao nhận thức, thấy đúng sự thật, có tâm bao dung rộng mở, tầm nhìn xa rộng đa chiều. Với sự tu tập đúng pháp, người tại gia có thể đạt được cuộc sống an lạc thảnh thơi; người xuất gia có đủ điều kiện thăng hoa tinh thần, giác ngộ chân lý tối thượng.
Điểm qua một số giáo lý cơ bản và quan trọng bậc nhất của đạo Phật mà cả hàng xuất gia và tại gia đều có thể học tập, ứng dụng và đạt được lợi lạc tùy từng cấp độ tu tập.
Giáo lý Tứ diệu đế mà Đức Phật tuyên thuyết cho năm anh em A-nhã Kiều-trần-như tại Lộc Uyển là giáo lý căn bản nhằm mở ra nhận thức sâu sắc về sự thật bản chất bất toàn của đời sống, gọi là Khổ đế. Nguyên nhân dẫn đến những bất mãn, thất vọng, khổ đau mà con người phải chịu, không ai có thể tránh khỏi chính là tham ái, gọi là Tập đế. Chỉ ra nguồn an lạc, hạnh phúc chân thật, vững bền, không còn bóng dáng của khổ đau khi tâm định trí sáng, gọi là Diệt đế. Con đường đạt được nguồn chân hạnh phúc đó chính là Bát chánh đạo, gọi là Đạo đế.
Thực hành Tứ diệu đế căn bản chính là Đạo đế, mà chủ yếu là tu tập Bát chánh đạo. Trong đó, hai chi phần Chánh kiến và Chánh tư duy mang lại nhận thức sâu sắc, thấu đáo về bản chất đời sống, quan niệm sống đúng đắn, tích cực làm tư tưởng chủ đạo cho tư duy và hành động. Ba chi phần tiếp theo gồm Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng giúp xây dựng những kỹ năng sống thiện lành được hình thành trên cơ sở hiểu biết đúng đắn và kinh nghiệm thực hành các thiện pháp qua suy nghĩ, lời nói và hành động. Chi phần Chánh tinh tấn giúp hình thành tinh thần cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ. Hai chi phần sau cùng, Chánh niệm và Chánh định giúp mở rộng khả năng làm chủ bản thân bao gồm cảm xúc, tình cảm, tâm lý, kiểm soát tốt tư duy, ngôn ngữ, hành động, giúp tâm an tịnh, hỷ lạc, bất động.
Thực hành Bát chánh đạo chính là tu dưỡng Tam vô lậu học. Trau dồi những giá trị đạo đức giúp con người hoàn thiện và nâng cao phẩm cách nhờ giữ Giới (phẩm hạnh, đạo đức Phật giáo); giúp làm chủ cảm xúc, tình cảm, tâm lý nhờ tu Định; sau cùng, có khả năng thích nghi, ứng phó và giải quyết các vấn đề cá nhân và xã hội một cách có hiệu quả trên cơ sở thấu rõ về duyên sinh, nhân quả nhờ thành tựu Tuệ.
Ba môn học vô lậu này chẳng những giúp con người kiện toàn nhân cách, đạt được những giá trị chân, thiện, mỹ trong đời sống mà còn đưa hành giả đạt tới bậc thánh thiện, có đời sống vượt lên trên đời sống tầm thường của thế tục; đặc biệt có thể phát triển đến đỉnh cao là giác ngộ, giải thoát. Vì thế ba môn học này được gọi là vô lậu - không còn phiền não, nhiễm ô đưa đến sự sa đọa vào con đường khổ.
Về phương diện hướng dẫn con người bước vào sinh hoạt tập thể, sống hòa nhập với tổ chức, cộng đồng, xã hội, phải kể đến giáo lý Lục hòa và Tứ nhiếp pháp.
Lục hòa là sáu nguyên tắc sống hòa hợp mà Đức Phật dạy hàng xuất gia nhằm xây dựng đời sống tu hành hòa mục, tịnh lạc, giúp giáo đoàn tăng thịnh, nhưng Lục hòa cũng mang lại lợi ích lớn cho bất cứ đời sống tập thể nào biết vận dụng thực thi nó. Lục hòa gồm có: Thân hòa đồng trú là tập sống chung hòa hợp, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần bình đẳng, tương thân tương ái, không phân biệt đối xử, không thành kiến, tị hiềm. Khẩu hòa vô tranh là lời nói từ ái, thuận hòa không tranh đấu hơn thua, không xúc phạm, không làm tổn thương người khác. Ý hòa đồng duyệt (ý hòa cùng vui) là biết trao đổi, hội ý, ý nghĩ hòa hợp không chống trái, không tranh chấp hơn thua, không thành kiến, oán thù.
Giới hòa đồng tu là cùng nhau thọ trì giới pháp, giữ gìn những chuẩn mực đạo đức, thực hành chánh hạnh, cùng giúp đỡ nhau trong việc trau giồi phẩm cách, đức hạnh, hoàn thiện bản thân. Kiến hòa đồng giải là cùng nhau hướng đến chánh tri kiến; tư tưởng, nhận thức hòa hợp không chống trái, không dị biệt. Lợi hòa đồng quân là cùng chia sẻ lợi ích với nhau một cách phù hợp, bình đẳng về phương diện vật chất cũng như những thụ hưởng tinh thần, cùng chia sẻ trên tinh thần hòa đồng ái kính.
Còn Tứ nhiếp pháp là nghệ thuật đắc nhân tâm, phương pháp chinh phục và nhiếp hóa quần chúng. Đây chính là kỹ năng hòa nhập tập thể, tổ chức, cộng đồng để làm lợi ích xã hội. Bố thí nhiếp, Đức Phật dạy bố thí về các phương diện như tiền bạc của cải, cơm ăn áo mặc, phương tiện kiếm sống, nói chung là về phương diện vật chất; bố thí kiến thức, truyền đạt kỹ năng, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp, lời hay lẽ phải, những giá trị đạo đức; bố thí sự bình an, yên ổn bằng lời an ủi, khuyên nhủ, thấu hiểu, sự bảo vệ, chở che để tạo thiện cảm và niềm tin, sự mến mộ nơi mọi người.
Ái ngữ nhiếp là dùng lời nói từ ái, dịu dàng, duyên dáng, lịch sự, lời nói chân thành, khéo léo để chinh phục lòng người, giúp họ hướng thiện. Lợi hành nhiếp là dùng sự tận tâm giúp đỡ mọi người đều có lợi ích, khích lệ mọi người phấn đấu để cùng nhau đi đến thành công trong cuộc sống. Đồng sự nhiếp là dùng sự gần gũi, thân cận, cùng sống chung, cùng làm việc, cùng đồng cam cộng khổ, chia sẻ ngọt bùi để tạo tình cảm và mối tương giao tốt.
Ngoài một số giáo lý tiêu biểu nói trên, qua hệ thống kinh điển đồ sộ, đạo Phật còn trang bị cho hàng ngũ xuất gia và tại gia những kỹ năng nhận thức bản thân, xác lập mục tiêu cuộc đời, cách xây dựng đời sống hiện tại và tương lai an lạc. Chẳng hạn như Đức Phật tuyên bố rằng ai cũng có khả năng giác ngộ thành Phật, ai cũng có khả năng tự hoàn thiện mình nếu như người đó biết nỗ lực phấn đấu cải tạo bản thân, biết hướng đến mục tiêu cao thượng. Đức Phật khẳng định rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, Ngài là Phật đã thành và chúng ta là Phật sẽ thành. Điều này đã giúp chúng ta có lòng tin vào khả năng giác ngộ, vào năng lực chuyển hóa, tự hoàn thiện mà mình có thể khai thác nơi chính con người mình.
Thông qua giáo lý Nghiệp, Đức Phật dạy về tinh thần trách nhiệm cá nhân, mỗi người phải ý thức rằng mình là chủ nhân của đời sống, mình hoàn toàn chịu trách nhiệm việc mình làm, những gì mình tạo tác bằng thân (hành động), khẩu (lời nói), ý (suy nghĩ), ngoài mình ra không ai có thể làm cho mình hạnh phúc hoặc đau khổ. Thông qua giáo lý Duyên khởi, Đức Phật dạy về các mối tương quan tương duyên trùng trùng, từ con người cho đến thế giới đều nằm trong sự vận hành của nhân-duyên-quả, không có những thực thể tồn tại độc lập, không có những sự kiện ngẫu nhiên, không có bất cứ quyền năng nào có thể chi phối muôn loài vạn vật ngoài tiến trình nhân quả.
Giáo lý Tứ vô lượng tâm, bốn tâm vô lượng từ, bi, hỷ, xả dạy chúng ta sống đời sống cao thượng với tâm rộng lớn, vị tha có ích cho đời. Người thực hành giáo lý Tứ vô lượng tâm luôn có tấm lòng rộng mở, bao dung độ lượng, thương tất cả chúng sinh, vui với điều thiện và thường làm lợi lạc chúng sinh bằng tâm nguyện cao đẹp “cứu khổ ban vui’.
Phật giáo có nhiều pháp môn tu với ý nghĩa có nhiều cánh cửa phương tiện, nhiều phương pháp thực hành thích ứng với nhiều căn cơ trình độ của con người, các pháp môn đều lấy Chánh kiến, Chánh tư duy làm nền tảng, và lấy sự thực hành làm trọng tâm. Chỉ có sự thực hành, rèn luyện trên cơ sở nhận thức tích cực, phù hợp với chân lý mới giúp chúng ta hình thành những kỹ năng cần thiết, chứng đạt được an lạc hạnh phúc trong đời sống và hướng đến giác ngộ, giải thoát trong tương lai.