Môi giới tiền tệ (tiếng Anh: Monetary brokerage) là việc kết nối giữa đối tượng thừa vốn và đối tượng cần vốn để họ tìm đến với nhau. Việc môi giới tiền tệ phải tuân thủ các nguyên tắc theo qui định của pháp luật.
Môi giới tiền tệ (tiếng Anh: Monetary brokerage) là việc kết nối giữa đối tượng thừa vốn và đối tượng cần vốn để họ tìm đến với nhau. Việc môi giới tiền tệ phải tuân thủ các nguyên tắc theo qui định của pháp luật.
Môi giới tiền tệ - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Monetary brokerage.
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành: "Môi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thu phí môi giới để thu xếp thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác giữa các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác."
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cung ứng dịch vụ môi giới tiền tệ đối với các hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo qui định tại Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Phương thức thực hiện môi giới tiền tệ
Bên môi giới có thể thực hiện hoạt động môi giới tiền tệ thông qua giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng máy vi tính hoặc điện thoại với khách hàng, hoặc các phương thức khác do các bên thỏa thuận phù hợp với Điều kiện của các bên, tuân thủ qui định của pháp luật.
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành qui định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ phù hợp với qui định, trong đó phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau: qui trình, thủ tục thực hiện môi giới tiền tệ; phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của những người liên quan đến hoạt động môi giới tiền tệ; quản lí rủi ro đối với hoạt động môi giới tiền tệ.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế qui định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) qui định nội bộ được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
2. Việc thực hiện môi giới tiền tệ phải tuân thủ qui định pháp luật.
3. Có ít nhất một bên khách hàng được môi giới tiền tệ là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
4. Đảm bảo trung thực, khách quan, vì lợi ích hợp pháp của khách hàng:
a) Thông tin về giao dịch được môi giới tiền tệ và thông tin khác được khách hàng cho phép cung cấp phải được phản ánh đầy đủ, chính xác;
b) Không được cung cấp thông tin sai lệch hoặc can thiệp dưới mọi hình thức nhằm làm sai lệch thông tin dẫn đến khách hàng đánh giá không chính xác về giao dịch được môi giới tiền tệ hoặc ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của khách hàng;
5. Không cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng và giao dịch được môi giới tiền tệ cho bên thứ ba, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo qui định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
6. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được đồng thời vừa là bên môi giới, vừa là một bên thực hiện giao dịch được môi giới tiền tệ với khách hàng. (Theo Thông tư 17/2016/TT-NHNN qui định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
Các phiên bản Incoterms có sự khác nhau ít nhiều về số lượng các điều kiện. Nội dung của 1 điều kiện trong các phiên bản cũng có thể thay đổi ít nhiều. Dưới đây là 1 số các điều kiện Incoterms phổ biến được sử dụng trong nhiều phiên bản (tham khảo bản Incoterms mới nhất 2020):
Khó có câu trả lời chính xác, chủ yếu bạn cân nhắc lựa chọn điều khoản nào có lợi nhất và khả thi khi đàm phán hợp đồng với đối tác.
Lời khuyên cũ mà nhiều người được nghe là nên “mua FOB bán CIF”. Điều đó cũng có cơ sở và đem lại những lợi ích nhất định. Tuy nhiên điều đó không phải luôn đúng cho mọi trường hợp, nó còn tùy thuộc rất nhiều vào bối cảnh cụ thể của bạn và công ty bạn.
Điều khoản nào cũng có ưu nhược điểm, chủ yếu bạn mong muốn và có thể đàm phán được quy tắc nào mà thôi. Lấy ví dụ: Bạn muốn mua theo điều khoản FOB để chủ động việc thu xếp tàu và (có thể) tiết kiệm được 1 phần chi phí cho việc này. Tuy vậy, bạn là doanh nghiệp nhỏ với đơn hàng ít, trong khi người bán là tập đoàn lớn của nước ngoài và họ muốn bán giá CIF với một số ưu đãi (hơn giá FOB). Khi đó gần như bạn phải theo điều kiện mà đối tác kia lựa chọn.
Vậy câu hỏi nên chọn điều khoản Incoterms nào chỉ phù hợp nếu bạn được quyền lựa chọn. Và khi đó, nếu bạn muốn thêm quyền chủ động và kiểm soát cho lô hàng và tiết kiệm chi phí (và góp phần thu ngoại tệ cho đất nước), thì ưu tiên chọn những điều kiện nhóm E, F hơn C, D. Ngược lại, nếu bạn ngại rủi ro và sẵn sàng chịu chi phí, thì nên ưu tiên dùng nhóm D, C hơn.
Để hiểu rõ hơn nghĩa vụ và rủi ro của từng bên, bạn nên tìm hiểu chi tiết từng điều khoản cụ thể, có lưu ý đến phiên bản Incoterms năm nào. Trong bài viết này có đặt đường liên kết đến một số bài viết liên quan để thuận tiện cho bạn tìm đọc. Chúng tôi sẽ dành thời gian để bổ sung các điều khoản còn thiếu, để có thể xây dựng được 1 bộ cẩm nang về Incoterms cho chính đội ngũ chúng tôi và cũng chia sẻ cho mọi người có quan tâm cùng đọc.
Trên đây là những nội dung liên quan đến Incoterm. Hy vọng giúp ích cho bạn trong việc ứng dụng những quy tắc thương mại này vào hoạt động xuất nhập khẩu hay giao nhận vận chuyển quốc tế. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi. Nếu có nhu cầu được tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ giao nhận vận chuyển, vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Nhìn vào hình dưới để hình dung những khác biệt chính về số lượng và sự thay đổi của 1 số điều khoản giữa các phiên bản kế tiếp nhau.
Từ sơ đồ trên có thể thấy có thể thấy 1 số thay đổi rõ rệt. Cụ thể, từ năm 2000 sang 2010, số điều kiện giảm từ 13 xuống 11. Điều kiện DEQ chuyển thành DAT, và 3 điều khoản DAF, DES, DDU chuyển thành DAP. Những quy tắc còn lại giữ nguyên tên.
Còn từ 2010 sang bản 2020, vẫn giữ số lượng 11 điều kiện, nhưng DAT chuyển thành DPU. Những điều kiện khác giữ nguyên tên.
Về số lượng và tên gọi các điều kiện thì khá dễ nhận biết và phân biệt.
Nhưng câu hỏi khó hơn là: liệu cùng 1 điều khoản, chẳng hạn như CIF, nội dung có gì thay đổi giữa các thời kỳ hay không? Cụ thể, CIF của năm 2000, 2010, và 2020 có khác gì nhau hay không? Câu hỏi tương tự cho những điều khoản khác cùng xuất hiện trong 3 phiên bản Incoterms nêu trên.
Để có câu trả lời, bạn tìm hiểu thêm trong bài So sánh Incoterms 2000 và 2010.
Các bạn làm xuất nhập khẩu sẽ tiếp xúc thường xuyên với các tập quán thương mại quốc tế, thường được đề cập đến với thuật ngữ là Incoterms. Để thuận lợi trong công việc, bạn cần hiểu rõ khái niệm Incoterms là gì, có những điều khoản nào, phân chia trách nhiệm và chi phí như thế nào giữa các bên…
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết từng thắc mắc một cách chi tiết, cụ thể.
Bộ tài liệu này do Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và ban hành, được tập hợp và chia thành 4 nhóm (C, D, E, F). Trong mỗi nhóm lại gồm các điều kiện (terms) cụ thể ít nhiều có sự tương đồng. Mỗi điều kiện được ký hiệu bằng 3 chữ cái viết tắt của cụm từ mô tả khái quát điều kiện đó, chẳng hạn như FOB là viết tắt của Free On Board, hay DDP là Delivered Duty Paid.
Các quy tắc này mô tả 3 yếu tố chính:
Để dễ hình dung và tiện tra cứu, chúng ta có thể xem sơ đồ về việc phân chia và chuyển giao trách nhiệm, rủi ro, chi phí giữa các bên theo Incoterms 2010.
Và dưới đây là phân chia trách nhiệm, rủi ro, chi phí giữa các bên theo Incoterms 2020.
Xem thảo luận thêm về các phiên bản Incoterms trong phần sau của bài viết.
Bởi văn bản này giúp ích rất nhiều trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế.
Nếu không dùng Incoterms, thì các bên sẽ phải đàm phán từng chi tiết về quyền và nghĩa vụ các bên liên quan đến phân định rủi ro, chi phí giữa người mua và người bán ở các quốc gia khác nhau. Trong hoạt động giao thương, sự khác nhau về ngôn ngữ, tập quán quốc tế sẽ rất dễ dẫn tới hiểu nhầm, hiểu sai khi phải thảo luận nhiều chi tiết tỉ mỉ (nhưng quan trọng), chưa kể cần nhiều thời gian công sức khi đàm phán.
Chính vì thế, khi có các điều khoản đã được chuẩn hóa và thừa nhận rộng rãi, và được pháp luật quốc gia công nhận, thì các bên tham gia chỉ cần trích dẫn ngắn gọn tên điều khoản Incoterms là coi như đã thương thảo xong các nội dung chi tiết đã có sẵn trong văn bản Incoterms.
Đó chính là tầm quan trọng của việc hiểu và ứng dụng các điều khoản này. Và cũng là câu trả lời cho câu hỏi Tại sao cần Incoterms.
Incoterms là tập quán thương mại nên việc áp dụng là không bắt buộc, mà là sự tự nguyện giữa các bên cùng nhất trí áp dụng các nội dung đã được soạn thảo sẵn theo từng điều khoản cụ thể.
Nghĩa là, nếu trong hợp đồng ngoại thương thống nhất dùng 1 điều khoản cụ thể nào đó, thì chỉ cần đề cập tên điều khoản và phiên bản Incoterms, chẳng hạn "FOB Haiphong - Incoterms 2010". Khi đó, trừ khi có thỏa thuận khác ghi rõ trong hợp đồng, mặc nhiên nội dung của điều kiện đã lựa chọn được sử dụng cho hợp đồng đó. Điều này giúp các bên hiểu nhanh và rõ ràng địa điểm giao hàng, chuyển giao rủi ro, cũng như trách nhiệm của mỗi bên, mà không cần thảo luận lại.
Có cần ghi phiên bản cụ thể của Incoterms không?
Câu trả lời là rất cần. Hiện tại các phiên bản đang cùng có hiệu lực, và có sự khác nhau ít nhiều giữa các văn bản đó. Do đó, nếu không ghi rõ phiên bản cụ thể thì sẽ rất dễ dẫn tới hiểu nhầm và phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, thậm chí kiện tụng lẫn nhau.