Quan Hệ Quốc Tế Học Viện Ngoại Giao Điểm Chuẩn

Quan Hệ Quốc Tế Học Viện Ngoại Giao Điểm Chuẩn

Học viện Ngoại giao (DAV) công bố điểm chuẩn 2023 dao động 25,27 - 28,46, cao nhất là ngành Truyền thông Quốc tế ở tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa).

Học viện Ngoại giao (DAV) công bố điểm chuẩn 2023 dao động 25,27 - 28,46, cao nhất là ngành Truyền thông Quốc tế ở tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa).

Review ngành Kinh tế quốc tế Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV): Ngành học “hot” tương lai không sợ thất nghiệp

Thuộc top những ngành học “hot” nhất ở nước ta hiện nay, ngành Kinh tế quốc tế có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính vì vậy mà cơ hội việc làm của sinh viên ngành này rất rộng mở. DAV là một trong những trường đào tạo ngành Kinh tế quốc tế chất lượng cao được rất nhiều thí sinh đăng ký nguyện vọng theo học. Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngành học “hot” này tại DAV nhé!

Ngành Kinh tế quốc tế là một trong những ngành học “hot” nhất ở nước ta hiện nay

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Được thành lập từ năm 1977 với chức năng đào tạo cán bộ kinh tế đối ngoại cho Bộ Ngoại giao và các cơ quan của Đảng và Nhà nước, Khoa Kinh tế Quốc tế - Học viện Ngoại giao từng là đơn vị duy nhất được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo ngành Kinh tế quốc tế tại Việt Nam.

Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh đất nước đang phát triển nhanh chóng và tham gia tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Khoa không chỉ chú trọng đào tạo cán bộ kinh tế cho hệ thống chính trị Việt Nam mà còn hướng tới đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp, tập đoàn và công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Khoa Kinh tế Quốc tế hiện đang triển khai đào tạo hai ngành chính là Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế. Khoa luôn chú trọng hiện đại hóa chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cốt lõi, kỹ năng cần thiết và những nội dung học có tính ứng dụng cao, từ đó, giúp người học xây dựng nền tảng vững chắc và phát triển tư duy kinh tế logic và sáng tạo.

Chương trình đào tạo Cử nhân ngành Kinh tế quốc tế: (xem thêm)

Chương trình đào tạo Cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế: (xem thêm)

Đội ngũ cán bộ giảng viên của Khoa Kinh tế quốc tế là những thầy cô có chuyên môn nghiệp vụ cao, được đào tạo bài bản và chuyên sâu ở các trường đại học danh tiếng tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản. Ngoài ra, đội ngũ giảng viên còn dày dặn kinh nghiệm thực tế, có các thầy cô đã từng làm việc tại các ngân hàng, tập đoàn lớn ở trong và ngoài nước, nhiều thầy cô từng là Đại sứ, Tham tán công tác nhiều năm ở nước ngoài.

Q. Trưởng Khoa: Tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Phương

Học sinh tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp các đơn vị tổ chức - Ảnh: NAM TRẦN

Theo mức điểm xét tuyển sớm (xét học bạ) vào Học viện Ngoại giao vừa công bố, tổ hợp A01, D01, D07 lấy chung một mức điểm chuẩn, dao động từ 21,93 - 23,82 điểm.

Ngành có điểm chuẩn cao nhất là kinh doanh quốc tế lấy 23,82 điểm, tiếp đến kinh tế quốc tế 23,55 điểm, quan hệ quốc tế lấy 23,25 điểm. Thấp nhất là các chương trình đào tạo của ngành châu Á - Thái Bình Dương, điểm chuẩn dao động từ 21,93 - 22,66 điểm.

Ngưỡng điểm trúng tuyển đối với tổ hợp môn A00, D03, D06 của mỗi ngành thấp hơn tổ hợp môn A01, D01, D07 của ngành đó là 1 điểm.

Ngưỡng điểm trúng tuyển với tổ hợp C00 của mỗi ngành cao hơn tổ hợp môn A01, D01, D07 của ngành đó là 1 điểm.

Năm ngoái điểm chuẩn trúng tuyển xét học bạ 3 tổ hợp A01, D01 và D07 vào các ngành/chương trình đào tạo dao động từ 26,25 - 29 điểm.

Điểm chuẩn xét học bạ của Học viện Ngoại giao năm 2024

Điểm xét tuyển học bạ của Học viện Ngoại giao được tính như sau:

Đối với các ngành quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế, luật quốc tế, kinh doanh quốc tế, truyền thông quốc tế, châu Á - Thái Bình Dương học và luật thương mại quốc tế:

Điểm xét tuyển = [Tổng của điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển] x 2/3 + điểm khuyến khích của học viện + điểm ưu tiên quy đổi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (nếu có).

Điểm xét tuyển = [Tổng của điểm trung bình cộng kết quả học tập của môn tiếng Anh x 2 và kết quả học tập của 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển] x 1/2 + điểm khuyến khích của học viện + điểm ưu tiên quy đổi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (nếu có).

Năm 2024, Học viện Ngoại giao tuyển tổng 2.200 chỉ tiêu, trong đó nhà trường dành 1.540 chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả học bạ, tương đương với 70% chỉ tiêu xét tuyển.

Ba phương thức xét tuyển còn lại bao gồm, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xét tuyển dựa trên kết quả phỏng vấn; xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Ngành Kinh tế quốc tế là gì?

Ngành Kinh tế quốc tế (International Economics) là một ngành học chuyên nghiên cứu về sự liên kết, phụ thuộc, tác động lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Nói theo cách khác thì ngành Kinh tế quốc tế nghiên cứu về việc thực hiện các hoạt động kinh doanh, giao dịch sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ giữa các quốc gia trên thế giới, nhằm mục đích đạt được lợi ích về kinh tế của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp kinh tế. Chính vì lẽ đó mà Kinh tế quốc tế là một lĩnh vực mang tính toàn cầu.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều bạn nhầm lẫn ngành Kinh tế quốc tế với ngành Kinh doanh quốc tế. Bạn có thể phân biệt hai ngành này như sau:

– Kinh tế quốc tế là một chuyên ngành thuộc nhóm ngành kinh tế học, trong khi đó Kinh doanh quốc tế thuộc nhóm ngành kinh doanh.

– Về bản chất thì ngành Kinh tế quốc tế thiên về việc nghiên cứu sự tác động qua lại lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, nên sẽ nghiêng nhiều hơn về góc độ quản lý nhà nước, nghiên cứu ở tầm vĩ mô về các hoạt động kinh doanh, kinh tế đối ngoại cùng các đối tác công ty, doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi đó, ngành Kinh doanh quốc tế thiên về đào tạo các kiến thức quản trị kinh doanh và các lĩnh vực kinh doanh quốc tế tiêu biểu như đầu tư quốc tế, vận tải quốc tế, logistic, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế…

Học ngành Kinh tế quốc tế tại DAV như thế nào?

Thời gian đào tạo ngành Kinh tế quốc tế tại DAV kéo dài trong 4 năm bao gồm cả thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp, được chia làm 8 học kỳ, mỗi năm sẽ có 2 học kỳ.

Khối lượng kiến thức đào tạo của ngành là 120 tín chỉ: trong đó khối kiến thức giáo dục đại cương là 15 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 60 tín chỉ, kiến thức ngoại ngữ là 24 tín chỉ, học phần kỹ năng là 6 tín chỉ và kiến thức tốt nghiệp là 15 tín chỉ.

Cụ thể, dưới đây là khung chương trình đào tạo của ngành học này bạn có thể tham khảo:

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế của DAV

Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kinh tế quốc tế sau khi tốt nghiệp DAV

Tương lai nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế tại DAV vô cùng rộng mở với nhiều vị trí tốt và mức lương rất hấp dẫn. Cụ thể, sinh viên ngành này có thể đảm nhận tốt các vị trí công việc như:

– Làm chuyên viên phân tích và tư vấn chính sách, chuyên viên hỗ trợ hoạch định chính sách trong lĩnh vực tài chính quốc tế, thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài.

– Làm chuyên viên phân tích và tư vấn các dự án quốc tế tại các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Liên Hiệp Quốc (UN), Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),… hoặc tại các tổ chức phi chính phủ (iNGOs).

– Làm nhân viên kinh doanh quốc tế; hoặc nhân viên xuất nhập khẩu.

– Làm chuyên viên nghiên cứu thị trường; chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế; chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng; chuyên viên marketing quốc tế; chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế; chuyên viên xúc tiến thương mại…

– Làm nghiên cứu viên hoặc giảng viên tại các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở giáo dục có liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế.

Với các vị trí công việc trên, bạn có thể làm việc tại các đơn vị, tổ chức sau:

– Các doanh nghiệp, ngân hàng, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI, các tổ chức quốc tế.

– Các cơ quan nhà nước như Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng,… hoặc tại các cơ quan địa phương như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ,…

– Các trường đại học, cao đẳng trong nước và quốc tế về lĩnh vực kinh tế quốc tế.

– Sinh viên cũng có thể tiếp tục học lên bậc sau Đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) thuộc các chuyên ngành Kinh tế Quốc tế, Thương mại Quốc tế, Tài chính Quốc tế, Kinh doanh Quốc tế,… tại các trường trong nước hoặc quốc tế.

Trên đây bài viết “Review ngành Kinh tế quốc tế Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV): Ngành học “hot” tương lai không sợ “thất nghiệp” đã đưa ra những thông tin cần thiết về ngành Kinh tế quốc tế của DAV. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn có thể xác định được đúng ngành nghề mà mình muốn theo đuổi.