Ngành Công Nghiệp Cơ Điện Tử Là Gì

Ngành Công Nghiệp Cơ Điện Tử Là Gì

Trong thời đại công nghiệp 4.0, nhu cầu về các kỹ sư cơ điện tử ngày càng tăng cao. Do đó, ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử không chỉ mở ra cánh cửa đến những công việc ổn định mà còn là cơ hội để bạn đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Vậy ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì? Cùng PTIT tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé

Trong thời đại công nghiệp 4.0, nhu cầu về các kỹ sư cơ điện tử ngày càng tăng cao. Do đó, ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử không chỉ mở ra cánh cửa đến những công việc ổn định mà còn là cơ hội để bạn đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Vậy ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì? Cùng PTIT tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé

Mức lương ngành cơ điện tử là bao nhiêu?

Các “ông lớn” trong ngành kỹ thuật cơ điện tử bạn chắc hẳn từng nghe đến như Samsung, LG Electronics, Siemens,... Những tập đoàn này luôn chiêu mộ người tài trong lĩnh vực với mức lương cạnh tranh để phát triển tự động hóa các dây chuyền sản xuất linh kiện, máy móc. Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn trong lĩnh vực may mặc như Uniqlo cũng vận hành các cánh tay robot phân loại, đóng gói quần áo.

Với đặc thù ngành nghề, ngành cơ điện tử đòi hỏi bạn phải có kiến thức và tay nghề chuyên môn, cũng như tính chất công việc khá phức tạp nên chế độ đãi ngộ cho các vị trí công việc của ngành nghề này cũng khá cao so với các ngành nghề khác. Mức lương ngành cơ điện tử tùy theo bằng cấp, kinh nghiệm, vị trí chức vụ được đảm nhiệm như trợ lý, chuyên viên, trưởng phòng, quản lý, hay giám đốc và doanh nghiệp trong nước hay quốc tế, ví dụ:

Tại Việt Nam, sinh viên mới ra trường có thể đảm nhận là kỹ sư tự động hoá. Mức lương bình quân của vị trí này đã khoảng 12 – 13 triệu đồng/tháng. Kỹ sư đảm nhận vận hành và bảo trì máy móc có mức lương trong khoảng từ 8-15 triệu đồng/tháng. Kỹ sư điện tử dành cho sinh viên mới tốt nghiệp ở mảng này có thể nhận 7-8 triệu đồng/tháng. Còn đối với vị trí quản lý - trưởng bộ phận, mức lương trung bình khoảng 36 – 40 triệu/tháng.

Tại Mỹ, vị trí kỹ sư cơ điện tử có mức lương khởi điểm là 90,000 USD/năm. Mức lương trung bình là 110,000 USD/năm.

Tại Anh, với mức lương trung bình của kỹ sư cơ điện tử khoảng 56,600 USD/năm, dao động ở mức thấp nhất khoảng 28,367 USD/năm và cao nhất lên hơn 147,797 USD/năm.

Tại Canada, với mức lương trung bình khoảng 80,000 USD/năm, và dao động ở mức thấp nhất là 63,000 USD và cao nhất là 102,000 USD mỗi năm.

Tại Úc, với mức lương trung bình khoảng 78,500 USD/năm, dao động ở mức thấp nhất khoảng 65,651 USD/năm và cao nhất khoảng 98,358 USD/năm.

Nguồn tham khảo: Indeed, Glassdoor

Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông chuyên đào tạo khối ngành kỹ thuật uy tín

Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông là ngôi trường chuyên đào tạo các khối ngành kỹ thuật uy tín trong những năm gần đây. Và ngành kỹ thuật điện tử viễn thông tại PTIT là một trong những ngành đào tạo chủ lực, với mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực điện tử và viễn thông.

Bạn có thể tham gia học tập trực tuyến thông qua hệ thống E-learning với các nguồn tài liệu đa dạng như: Video, bài giảng điện tử và bài tập với chất lượng chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Thời gian hoàn thành chương trình học có thể kéo dài từ 2 đến 4,5 năm, tùy thuộc vào trình độ ban đầu, khả năng học tập và số tín chỉ đăng ký mỗi học kỳ.

Khi kết thúc chương trình, bạn sẽ được cấp bằng kỹ sư không ghi chú về hình thức đào tạo, giúp nâng cao khả năng tăng lương và tiếp tục học lên cấp độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: ngành kỹ thuật điện tử viễn thông học trường nào?

Mong rằng, qua bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì? Ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử không chỉ là một ngành học hấp dẫn mà còn là cánh cửa mở ra những cơ hội việc làm đầy hứa hẹn.

Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về các ngành kỹ thuật khác mà trường tổ chức đào tạo và đặc biệt là ngành kỹ thuật điện tử viễn thông hãy liên hệ với PTIT qua số hotline: 0846 77 00 22 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất nhé!

Trong thời kỳ hội nhập, Kỹ thuật cơ điện tử là một ngành quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Chính vì vậy, ngành Kỹ thuật cơ điện tử đã trở thành một ngành học “hot” và thu hút rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích máy móc và đam mê công nghệ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ngành Kỹ thuật cơ điện tử là gì? Ra trường làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp cho những bạn trẻ năng động luôn khát vọng theo đuổi ngành Kỹ thuật cơ điện tử giải đáp câu hỏi trên, từ đó đề ra những định hướng tốt nhất cho tương lai nhé!

Cơ hội việc làm mà ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử mang tới

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì? Ngành cơ điện tử không chỉ mang lại mức lương hấp dẫn mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm phong phú trong năm 2025 với một số nghề như:

Xem thêm: kỹ thuật điện tử viễn thông ra làm gì?

Học ngành Kỹ thuật cơ điện tử ra trường làm gì?

Hiện nay ở nước ta, đa phần các doanh nghiệp Nhà nước cũng như các xí nghiệp liên doanh có vốn đầu tư của nước ngoài đều đã đưa vào sử dụng các dây chuyền thiết bị hiện đại ứng dụng công nghệ của các nước công nghiệp phát triển. Chính vì vậy, theo dự báo của các chuyên gia thì nhu cầu nhân lực cho ngành Kỹ thuật cơ điện tử ngày càng có chiều hướng gia tăng với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Vậy ngành kỹ thuật cơ điện tử là gì? Ra trường làm gì? Sinh viên tốt nghiệp có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử: máy móc, thiết bị, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động; có khả năng tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử của các nước tiên tiến trên thế giới và vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, kế thừa, phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có. Cụ thể, tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ điện tử, bạn có thể đảm nhận các vị trí: - Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động. - Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử. - Thăng tiến trở thành Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.

Để đảm nhận tốt công việc của một kỹ sư cơ điện tử, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết là một trong những yếu tố được các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử uy tín đặc biệt chú trọng. Chẳng hạn, HUTECH đã chuẩn bị chu đáo cho tương lai của sinh viên ngành Kỹ thuật cơ điện tử thông qua việc phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức các hội thảo chuyên đề, kỳ thực tập doanh nghiệp và ký kết thỏa thuận hợp tác tuyển dụng, thực tập với với đa dạng các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước như: Cty National Instruments, Cty TNHH Kỹ thuật tự động – ETEC, Cty CP công nghệ Meetech, Cty TNHH cơ điện tử Hiệp Phát,...

HUTECH chú trọng đầu tư trang thiết bị thực hành hiện đại cho sinh viên

Đó là sự chuẩn bị chu đáo để các kỹ sư cơ điện tử tương lai để khi các bạn bắt tay vào làm việc, có thể thích ứng nhanh và đảm trách tốt mọi công tác quản lý – điều hành, xử lý - ứng dụng, hội nhập – làm chủ công nghệ cơ điện tử theo đà phát triển khoa học kỹ thuật thời đại mới.

Với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Kỹ thuật cơ điện tử là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Kỹ thuật cơ điện tử không, ngành Kỹ thuật cơ điện tử xét những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Kỹ thuật cơ điện tử khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Kỹ thuật cơ điện tử và trở thành một kỹ sư cơ điện tử thành công trong tương lai.

T. Marketing & Phát triển thương hiệu

Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi cách thức con người làm việc và kết nối, từ đó hình thành và phát triển lĩnh vực cơ điện tử. Dây chuyền tự động hóa, xe tự lái, robot, nhà thông minh… đều là ví dụ điển hình của ứng dụng kỹ thuật cơ điện tử trong đời sống. Vậy cơ điện tử là gì? Sinh viên học ngành này có cơ hội việc làm như thế nào? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết của Hotcourses Vietnam.

Cơ điện tử (Mechatronics Engineering) là một lĩnh vực có sự giao thoa giữa kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện và khoa học máy tính để phát triển tư duy trong thiết kế, chế tạo và vận hành máy móc, thiết bị thông minh. Đó là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội”.

Với sự am hiểu về cơ khí, điện tử, tin học, và các công nghệ hiện đại... kỹ sư cơ điện tử vận dụng hệ thống điều khiển linh hoạt vào các sản phẩm cơ khí, thông qua đó, kết nối với hệ thống xử lý thông tin để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Dựa vào tiến bộ của công nghệ, tiềm năng phát triển của ngành cơ điện tử là vô hạn.

Như tên của ngành học, cơ điện tử là sự kết hợp của “cơ chế” và “điện tử”. Thế nên, cơ điện tử có tính liên ngành đa dạng khi kết hợp các lĩnh vực như cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin và tự động hóa. Điều này tạo nên một lĩnh vực đa dạng, yêu cầu người học sự hiểu biết và kỹ năng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Chương trình công nghệ kỹ thuật cơ điện tử của cung cấp cho bạn nhiều kiến ​​thức và kỹ năng về:

Các nguyên tắc điều khiển công nghiệp, bao gồm dụng cụ, mạch, linh kiện và kỹ thuật điều khiển.

Hệ thống điều khiển cơ điện tử, cảm biến và bộ điều khiển logic lập trình.

Vật lý thực tế: động lực học và công suất chất lỏng, Sức bền vật liệu.

Tính chất vật lý và hóa học của vật liệu dùng trong công nghiệp.

Các yếu tố thiết kế máy và động học.

Robotics, Điều khiển quá trình tự động hóa trong nhà máy.

Thiết kế, thuật toán và lập trình, điện tử, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh.

Sinh viên được dạy cách kết hợp các thành phần điện và cơ khí để tạo ra các phát minh mới hoặc cải tiến các thiết kế hiện có. Bên cạnh đó, bạn còn rèn luyện kỹ năng lập trình và lý luận cơ học thông qua khóa kiến tập hè ở các dự án thực tế trong khu công nghiệp, doanh nghiệp và chính phủ.

Trung bình thời gian theo học chương trình kỹ sư ngành cơ điện tử ở khoảng từ 3 đến 4 năm, thạc sĩ sẽ mất khoảng 2 năm. Các trường tại Việt Nam đào tạo chuyên sâu ngành cơ điện tử phải kể đến: ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, ĐH Bách khoa Hồ Chí Minh, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Mỏ - Địa chất, ĐH Công nghệ Sài Gòn.

Nếu bạn muốn trải nghiệm cơ hội học tập và hoạt động thực hành trong phòng thí nghiệm tân tiến ở các trường đại học thuộc các quốc gia phát triển, Hotcourses Vietnam gợi ý bạn những điểm đến thú vị sau:

Bạn lưu ý là bấm vào link "Xem [số] khóa học Cơ điện tử" để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường. Nếu bạn có thắc mắc về du học ngành Cơ điện tử, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.