Lăng Mộ Cổ Ở Huế Là Ai

Lăng Mộ Cổ Ở Huế Là Ai

Triều đại nhà Minh có 16 vị hoàng đó, trong đó 13 người được an táng trong Thập Tam Lăng. Riêng Chu Nguyên Chương - hoàng đế đầu tiên của nhà Minh - được chôn cất ở Nam Kinh, và hai người còn lại ở những địa điểm không xác định. 13 lăng mộ ở Thập Tam Lăng gồm có:

Triều đại nhà Minh có 16 vị hoàng đó, trong đó 13 người được an táng trong Thập Tam Lăng. Riêng Chu Nguyên Chương - hoàng đế đầu tiên của nhà Minh - được chôn cất ở Nam Kinh, và hai người còn lại ở những địa điểm không xác định. 13 lăng mộ ở Thập Tam Lăng gồm có:

Khu làng nghề Thôn Xuân Vũ, Xã Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình

Lăng thờ đá hay còn gọi là long đình, am thờ, giác môn đá..

Thần Lộ - Con đường linh thiêng

Cái tên “Con đường thiêng liêng” (Thần Lộ/神路/Shen Lu) có nghĩa đen là “con đường đi lên thiên đường”. Theo lịch sử Trung Quốc, hoàng đế là con trời, từ trên trời giáng xuống và sẽ trở về qua thần lộ sau khi chết.

Lối đi bộ này bắt đầu từ một cổng vòm tưởng niệm bằng đá và kết thúc ở cổng Trường Lăng. Bạn có thể đi bộ dọc theo Thần Lộ chia đôi khu lăng mộ và khám phá nhiều khu vực khác nhau bao gồm Đại Hồng Môn, Cổng vòm Tưởng niệm và Đài bia. Các điểm tham quan chính khác bao gồm Cổng Long Phụng và Cầu Năm Cổng.

Các khu vực trên Thần Lộ, cùng với các tác phẩm điêu khắc bằng đá khổng lồ dọc theo con đường này giúp du khách hiểu thêm về thời kỳ thịnh vượng của nhà Minh cũng như sự tôn kính của họ đối với phong thủy - tất cả các khu vực được sắp đặt đúng cách từ Nam đến Bắc (thiên đường được cho là nằm ở phía bắc trong Sao Bắc Cực).

Trải qua dòng chảy của thời gian, Thập Tam Lăng vẫn giữ nguyên vẹn sự cổ kính, uy nghiêm, linh thiêng và huyền bí. Nếu bạn là một người yêu thích lịch sử Trung Hoa thì đây chắc chắn sẽ là điểm đến tuyệt vời trong chuyến đi của bạn. Hãy liên hệ với Kỳ Nghỉ Đông Dương theo số hotline, zalo và facebook hiện trên màn hình để được tư vấn làm Visa Trung Quốc, tư vấn lịch trình và đặt Tour du lịch Bắc Kinh bạn nhé!

(Nguồn ảnh: Kỳ Nghỉ Đông Dương và các nguồn sưu tầm khác. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)

Bố cục Thập Tam Lăng có gì đặc biệt?

Trường Lăng (Chang Ling/长陵)là ngôi mộ đầu tiên được xây dựng trong quần thể lăng mộ nhà Minh. 12 ngôi mộ tiếp theo trải dài ở hai bên Trường Lăng và con đường chính. Ngoại trừ Tư Lăng (Si Ling/思陵) nằm riêng biệt ở góc tây nam, khoảng cách của các lăng mộ tính từ Trường Lăng cho thấy thứ tự của chúng.

Những ngọn núi xung quanh bao bọc lăng mộ trong một “sân” tự nhiên rộng lớn, với “cửa ngõ” chính là khoảng trống giữa hai ngọn núi. Tất cả các lăng mộ đều nằm trên một con đường chạy qua giữa toàn bộ khu vực được gọi là Thần Lộ (Con đường linh thiêng/神路/Shen Lu).

Choáng ngợp trước “thành phố lăng mộ” ở Huế

Đây là khu lăng mộ được xem là lớn nhất và tráng lệ nhất ở nghĩa trang làng An Bằng. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Tuy không phải là địa chỉ du lịch nhưng khu nghĩa trang của làng An Bằng ở Cố đô Huế lại nổi tiếng đến độ nhiều du khách nước ngoài đã cất công tìm đến tận nơi để được mục sở thị những ngôi lăng mộ của người dân nhưng mang vẻ đẹp xa hoa, tráng lệ không kém gì lăng tẩm của các bậc vua chúa ngày xưa.

An Bằng vốn xưa là một làng chài nghèo ven biển của xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng nằm cách trung tâm thành phố Huế chừng gần 40 cây số về phía Đông Nam. Khoảng hơn chục năm nay, ngôi làng nhỏ này bỗng trở nên nổi tiếng và thu hút nhiều người, thậm chí cả du khách nước ngoài bởi cái sự lạ được đồn đoán khắp nơi khiến cho nhiều người hiếu kì muốn đến tìm hiểu.

Khu lăng mộ lớn nhất nghĩa trang làng An Bằng này rộng khoảng 400m2 và theo ước tính của nhiều người thì nó được xây dựng mất khoảng 10 tỉ đồng theo giá hiện thời, tức khoảng gần 400 nghìn USD. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Chuyện là ở ngôi làng này có khu nghĩa trang vô cùng kì lạ, có lẽ là độc nhất vô nhị, không đâu có như thế. Cả khu nghĩa trang rộng chừng 40ha trải dài từ trung tâm làng ra đến gần biển dễ có đến vài nghìn ngôi lăng mộ. Sở dĩ gọi chung là lăng mộ vì thông thường mộ chỉ lớn chừng vài chục mét vuông, xây cất khá đơn giản và chỉ chôn cất một người, còn lăng thì quy mô phải lớn hơn nhiều, mức độ xây dựng cũng cầu kì, phức tạp hơn và thường có thể là nơi chôn cất của nhiều người, thậm chí là của cả gia tộc. Trong khi đó các lăng mộ ở đây đa phần rộng từ 40 - 400m2, nhiều ngôi có cả cổng tam quan đường bệ cao đến 7-8m trông không khác gì cổng của những ngôi đình, chùa hoặc nhà thờ họ.

Điều đặc biệt là các lăng mộ ở nghĩa trang An Bằng chủ yếu thuộc sở hữu của dân làng nhưng được xây dựng công phu và tốn kém theo phong cách cung đình Huế với kiến trúc, quy mô nguy nga, tráng lệ khác thường. Giá thành xây dựng nên các ngôi lăng mộ này cũng cao ngất ngưỡng lên đến hàng tỉ, thậm chí cả chục tỉ đồng, tức khoảng hàng chục nghìn cho đến hàng trăm nghìn USD mỗi ngôi lăng mộ. Nói nôm na là giá thành xây dựng của một ngôi lăng mộ có khi bằng cả một ngôi biệt thự hạng sang bây giờ.

Ngay cạnh khu dân cư làng An Bằng là ngôi lăng mộ của ngài khai canh cũng bề thế và lộng lẫy với đủ tam quan, bình phong, sân chầu, hương án, bi đình, trụ biểu... như một ngôi đình cỡ lớn. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Sự nổi tiếng của khu nghĩa trang này không chỉ ở trong nước mà còn lan ra cả nước ngoài. Thậm chí, năm 2016, trang tin tức MailOnline của hãng tin Daily Mail (Anh) đã bất ngờ cho đăng tải một phóng sự dài kèm theo nhiều hình ảnh về khu nghĩa trang này với lời mở đầu không thể thu hút hơn rằng: “Chào mừng đến với ‘thành phố ma’, nơi người chết an nghỉ trong sự xa hoa.” (nguyên văn: “Welcome to the City of Ghosts, where the dead rest in luxury.”).

Theo tờ báo này, các ngôi mộ ở đây không chỉ to lớn, đồ sộ về kích thước mà còn được trang trí tỉ mỉ đến từng “inch”. Vì thế một số ngôi mộ dễ bị nhầm lẫn là những tòa dinh thự của giới nhà giàu với những con sư tử đá uy nghiêm trước cổng và những con rồng lấp lánh trang trí ở trên mái.

Một số người thợ nề làm nghề xây lăng mộ đã lâu năm ở đây cho hay họ không thể nhớ chính xác có bao nhiêu ngôi lăng mộ ở trong khu nghĩa trang này. Có những ngôi vừa xây xong được vài năm lại bị phá dỡ để xây mới, và lần xây sau bao giờ cũng lớn và đẹp hơn lần trước.

Những linh vật như rồng, hạc, sư tử... được đắp, khảm sành sứ theo kiểu cung đình vô cùng tinh xảo. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Các ngôi lăng mộ ở đây được xây theo nhiều kiểu khác nhau nhưng cơ bản tất cả đều được khảm sành sứ, một nghệ thuật trang trí nổi tiếng trong kiến trúc xây dựng cung đình Huế, nên rất tinh xảo, lung linh và diễm lệ. Vì thế, nhiều người cho rằng các ngôi lăng mộ này tuy là của người dân nhưng lộng lẫy và bề thế không kém gì lăng tẩm của các bậc vua chúa ngày xưa và có nét gì đó giống với những khu lăng tẩm nổi tiếng của các vua nhà Nguyễn.

Nét đặc biệt trên các ngôi mộ ở An Bằng là các nghệ nhân nề ngõa nổi tiếng của Huế đã kì công tô, đắp, khảm hàng nghìn, hàng vạn chi tiết, hình tượng trang trí lung linh bằng sành sứ như: rồng, phượng, nghê, sư tử, phù điêu, câu đối, tranh, tượng... Đó là chưa kể nhiều ngôi mộ còn có cả cổng tam quan, bình phong, sân chầu, hàng trụ biểu, nhà bia, lầu bát giác… uy nghi, đường bệ như ở các phủ đệ ngày xưa.

Sự nổi tiếng của khu nghĩa trang đã thu hút nhiều người nước ngoài hiếu kì tìm đến xem, thậm chí báo chí nước ngoài cũng nói đến hiện tượng lạ này. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Có ý kiến cho rằng việc người dân An Bằng bỏ tiền của và công sức để xây nên những ngôi lăng mộ xa hoa, lộng lẫy như thế này là sự tốn kém và hoang phí không đáng có. Tuy nhiên, với quan niệm “mồ yên, mả đẹp”, “sống cái nhà, thác cái mồ” nên người dân làng An Bằng nói riêng và người Huế nói chung xưa nay vẫn cho rằng việc xây cất mồ mả là chuyện đại sự của cả gia tộc vì nó liên quan đến vận số và cả tiếng tăm của người còn sống. Vì vậy, thậm chí có người còn sống nhưng đã cho xây sẵn phần mộ của mình và lấy đó làm điều hãnh diện.

Một lí do quan trọng khác đó là người dân An Bằng đa phần có con cháu sống định cư ở nước ngoài, số người này thường có điều kiện kinh tế khá giả nên hay gửi tiền của về cho gia đình ở trong nước thực hiện việc sửa sang, xây cất mổ mả tổ tiên cho thật đàng hoàng, to đẹp với mong muốn người đã khuất sẽ hài lòng, phù hộ cho con cháu, dòng tộc được bình an, sức khỏe, phát triển về đường công danh sự nghiệp.

Các lăng mộ dù thuộc những gia đình có tôn giáo khác nhau nhưng đều xây dựng và trang trí theo kiểu truyền thống Huế, đó là dùng nghệ thuật khảm sành sứ và sử dụng khá nhiều motip trang trí theo lối cung đình với các hình rồng, phượng, tùng, trúc, mây, hoa, lá... Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Bên cạnh đó, việc ảnh hưởng văn hóa, kiến trúc cung đình cùng với sự dồi dào về lực lượng thợ và nghệ nhân nề ngõa giỏi nghề khảm sành sứ, xây dựng lăng mộ cũng là một trong những lí do dễ khiến cho người dân An Bằng có xu hướng thích đầu tư xây dựng, mở mang mồ mả.

Cuộc sống trong nước hiện đang ngày càng phát triển, điều kiện đi lại, trao đổi giữa người dân trong nước với con cháu định cư ở nước ngoài cũng ngày một thông thoáng, dễ dàng hơn nên việc xây dựng những ngôi lăng mộ xa hoa, tráng lệ ở An Bằng có lẽ vẫn sẽ còn tiếp diễn. Và ngôi làng nhỏ bé bình yên này tiếp tục sẽ là điểm đến đầy hiếu kì và cũng không ít phần hấp dẫn, thú vị đối với nhiều du khách trong và ngoài nước khi có dịp đến với Cố đô Huế, vùng đất của các bậc đế vương xưa nên vốn được xem là còn nhiều điều kì lạ chưa biết hết./.

Các lăng mộ được thiết kế như mộ vua chúa, cũng tam quan với mái ngói lưu ly, câu đối, bia đá, trụ biểu, la thành... tất cả đều được trang hoàng rực rỡ từ bàn tay người thợ khảm sành sứ giỏi.

Theo như một số tài liệu cho biết, khu lăng mộ này là của hai cha con Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu. Ông Hoàng Cao Khải (1850-1933) tên thật là Hoàng Văn Khải, quê làng Đông Thái, thuộc xã Tùng Ảnh, huyện La Sơn (nay là Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ cử nhân năm Tự Đức thứ 21 (1868).

Ông là nhà văn, nhà sử học và là đại thần dưới triều vua Thành Thái. Được bổ nhiệm làm huấn đạo huyện Thọ Xương, sau làm Tuần phủ Hưng Yên. Khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, Hoàng Cao Khải cùng với Nguyễn Thân là hai người được Pháp rất tin dùng. Chính vì thế người đời coi ông là "tội nhân" lịch sử: "Hỏi ai bán nước buôn dân - Ấy Hoàng Cao Khải - Nguyễn Thân một phường".

Năm 1904, khi tỉnh Cầu Đơ đổi tên là Hà Đông, ông làm Tổng đốc tỉnh Hà Đông, giúp Thống sư Bắc Kỳ soạn Nghị định về tổ chức bộ máy cấp xã ở Bắc Kỳ. Về sau con trai ông là Hoàng Trọng Phu kế nhiệm ông làm Tổng đốc Hà Đông đến năm 1937.

Ông Hoàng Cao Khải về hưu ở ấp Thái Hà, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, nay thuộc phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Để chuẩn bị cho hậu sự của mình ông Hoàng Cao Khải đã vời thầy địa lý từ bên Tàu sang chọn đất đặt mộ cho mình. Thầy Tàu đã cắm mảnh đất ở ấp Thái Hà, nằm ở phía Tây gò Đống Đa, là chỗ đặt lăng mộ bây giờ.

Khu lăng mộ của ông Hoàng Cao Khải.

Khu lăng mộ được xây dựng năm 1893 với đầy đủ yếu tố phong thủy với một hồ nước nhân tạo phía trước cửa lăng, theo lối lưng tựa núi, mặt nhìn sông. Trước kia, ở phía sau lăng mộ còn có ngọn đồi Nghinh Phong (Đón Gió) cao 10m. Trên đỉnh đồi trước kia có Nghinh Phong Quán, một nơi để nghỉ ngơi và ngoạn cảnh. Từ chân đồi lên Nghinh Phong Quán có một lối đi gồm 133 bậc thang. Hồ nước bây giờ vẫn còn trong ngõ 252 phố Tây Sơn là di tích của cuộc đào bới lấy đất đắp đồi. Nhưng bao năm mưa nắng mài mòn, rồi người ta đắp đất dựng nhà, nên giờ đồi Nghinh Phong chỉ còn thấp lè tè, cao hơn nhà dân một chút.

Lăng Hoàng Cao Khải được xây dựng theo kiểu chữ "Đinh", dài 8m, cao 6m, toàn bộ công trình đều bằng đá cẩm thạch trắng được chạm khắc tinh xảo. Đá xây dựng lăng được chở về từ phủ Quốc Oai (Hà Tây cũ) và qua bàn tay chế tác của các hiệp thợ nổi tiếng quanh vùng núi An Hoạch (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa). Các cột, trụ, xà, bẩy, cửa võng, diềm, tường, nền đều bằng đá và được chạm trổ trau chuốt.

Khu lăng mộ có kiến trúc rất độc đáo, nhiều công trình tinh xảo được đánh giá là đạt đến trình độ kỹ thuật cao tay trong nghệ thuật điêu khắc đá của người Việt. Họa tiết chủ yếu được chạm khắc trên đá là hoa sen, lá thông, đầu rồng đặc trưng của thời Nguyễn đầy uy lực. Sự hoàn mỹ và nét tinh xảo trong kiến trúc thể hiện rất rõ ở ngay những đường nét và góc cạnh nhỏ nhất.

Đôi rồng đá ngự trước cửa lăng dù đã bị thời gian xô lệch, hư hại nhiều chỗ nhưng vẫn giữ được được vẻ đẹp uy nghi của một tác phẩm nghệ thuật hiếm có ở đất kinh kỳ.

Bên phải lăng mộ của ông Hoàng Cao Khải, là lăng mộ của con trai, tức Hoàng Trọng Phu. Ông Phu từng du học bên Pháp, có bằng kỹ sư, sau đó về Việt Nam, được nhà Nguyễn giao cho chức Tổng đốc Hà Đông thay cha. Ông Phu cũng xây dựng cho mình một ngôi mộ đá khổng lồ, to hơn mộ cha, to nhất miền Bắc hồi đầu thế kỷ 20. Vợ của ông Phu cũng được chôn cất tại đây.

Khu lăng Hoàng Cao Khải được xếp hạng di tích quốc gia năm 1962. Bộ Văn hóa lúc đó đánh giá: "Đây là chứng tích duy nhất của nước ta về một quần thể các công trình lăng tẩm, dinh thự của một phó vương...". Năm 1945, khi nhà Nguyễn bị lật đổ thì con cháu ông Hoàng Cao Khải cũng lên tàu sang Pháp hết. Khu nghĩa trang nhà họ Hoàng từ đó bị bỏ hoang, lăng mộ đá khổng lồ của ông Khải và ông Phu cũng không có người trông nom, hương khói. Ngoài ra, vì cha con ông Khải đều theo Pháp, nên di tích của hai ông không được người dân tôn trọng, ít được chăm sóc.

Theo như một số người dân sống xung quanh khu lăng mộ cho biết, cách đây khoảng 30 năm, khu vực này vẫn còn hoang vu, cây cối rậm rạp, ít người dám vào. Sau nhiều năm phát triển, dân tứ xứ kéo về quây đất dựng nhà trên khu đất chẳng ai quản lý này. Khu nghĩa địa với hàng trăm ngôi mộ của nhà họ Hoàng cũng dần bị cắt xén, thậm chí có mộ còn bị xây nhà đè lên. Cho đến bây giờ vẫn có một số ngôi mộ nằm lọt trong nhà dân mà chỉ những người dân làng sống lâu năm ở đây mới nắm được.

Còn với khu mộ của hai cha con họ Hoàng, ngôi mộ lớn của người con từng bị một gia đình do nợ nần chồng chất nên phải bán nhà rồi chiếm dụng làm chỗ ở. Sau này con cái họ lớn lên, chia ra làm bốn hộ gia đình, tiếp tục sống trong khu mộ bên cạnh những chiếc quách đá khổng lồ. Cách đây nhiều năm, chính quyền đã giải tỏa các hộ dân nơi đây và có đền bù thỏa đáng, sau đó còn hỗ trợ họ được mua nhà chung cư cho người thu nhập thấp để có thể ổn định cuộc sống. Còn về phần lăng mộ này sau đó được dọn dẹp sạch sẽ để giữ gìn di tích văn hóa. Khu mộ của ông Hoàng Trọng Phu trước đây cũng từng có người ở hàng chục năm, khi đông nhất lên đến 3 hộ gia đình với 12 người. Nay khu mộ này được tận dụng làm nơi khai báo nhân khẩu của địa phương.

Theo như quan sát của chúng tôi, bên trong lăng mộ của ông Hoàng Trọng Phu có 2 phần mộ đá, hình cái quách khổng lồ. Gian giữa là nơi thờ tự, bên trái là nơi đặt mộ phần và quan tài của ông Phu, còn bên phải là nơi chôn cất vợ ông. Toàn bộ gian bên phải, đã bị người dân xây những bức tường gạch quây kín. Một bức ngăn các gian với nhau, còn một bức bịt phía ngoài, lắp cửa gỗ, biến thành căn phòng nhỏ để ở. Phần mộ bằng đá, chạm trổ rồng phượng của vợ ông Hoàng Trọng Phu vẫn còn dấu tích bị người ta xây bức tường nối hai cột đá, ngăn thành phòng riêng.

Trước đây, các hộ dân còn xây bức tường bao quanh phần mộ, đổ tấm bê tông phía bên trên làm thành cái giường ngủ của gia đình này. Điều đó có nghĩa, là người ta đã từng ngủ luôn ở bên trên phần mộ, nằm ngủ trên đầu người chết. Phía cuối gian phòng của lăng mộ, ngay trên đầu phần mộ là khu gác xép bằng gỗ rộng chừng 3 mét vuông, nhỏ đúng bằng một cái giường. Chiếc cầu thang bằng gỗ ở phía trong giúp mọi người trèo lên gác xép để ngủ. Ngay dưới gác xép, phía sau phần mộ, là căn phòng vệ sinh.

Nếu không được tận mắt chứng kiến và nghe lại lời kể của người dân nơi đây, quả thật khó có thể có thể tin rằng đã từng có người sống như vậy trong khu mộ với những chiếc quan tài đá được đặt lù lù ngay trong phòng như vậy. Và với quần thể kiến trúc đặc biệt này, thiết nghĩ cần có thêm sự quan tâm hơn từ các cấp chính quyền để giữ gìn tốt hơn khu di tích mang nhiều giá trị về lịch sử và văn hóa giữa lòng Hà Nội.

Ông Nguyễn Trọng Phách, Tổ phó tổ dân cư số 35 cho biết: "Khu lăng mộ Hoàng Cao Khải trước đây có nhiều gia đình sinh sống, nhưng cách đây 2 năm, họ đã được được đền bù và di chuyển đi. Việc quản lý khu lăng mộ này các cuộc họp chi bộ, cấp uỷ của tổ dân phố có đề nghị lên phường nhưng phường trả lời không liên quan đến vấn đề này. Việc quản lý là do quận Đống Đa đảm trách. Cũng có đôi lần chúng tôi thấy có đưa công nhân và cuốc xẻng đến khu lăng mộ chắc định tu sửa nhưng rồi họ đi không thấy trở lại, trong khi đồ nghề thì vẫn để trong. Hiện nay một số hộ dân được giao cầm chìa khoá để ban ngày mở cửa cho một số người vào thắp hương".

Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 35km về phía đông, nghĩa trang An Bằng thuộc làng An Bằng (xã Vinh An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) là khu nghĩa trang nổi tiếng với hàng nghìn lăng mộ được xây dựng xa hoa, tráng lệ bậc nhất Việt Nam.

Khu nghĩa trang An Bằng có diện tích khoảng 40ha, nằm dọc bờ biển. Những phần lăng mộ ở đây có chi phí xây dựng mỗi ngôi từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng.

Trước kia, An Bằng là một làng chài ven biển nghèo khó, cuộc sống người dân phụ thuộc vào những chiếc thuyền đánh cá trên biển. Về sau, bà con trong làng đi làm ăn xa, khấm khá, có điều kiện chăm lo cho lăng mộ của dòng tộc nơi quê nhà.

Ngày càng nhiều phần lăng mộ khang trang được người dân trong làng xây dựng để bày tỏ lòng hiếu trọng với ông bà, tổ tiên.

Nhiều lăng được xây dựng khang trang cả khi chưa có mộ phần. Bởi theo quan niệm của người dân địa phương, lo trước hậu sự thể hiện sự chu đáo.

Nhu cầu dịch vụ dọn dẹp, chăm sóc và thắp nhang cho các phần lăng mộ tạo thêm việc làm cho lao động phổ thông ở làng An Bằng.

Giá trị của những khu lăng mộ ở đây chủ yếu nằm ở phần trang trí. Các linh vật như rồng, phượng hay những hoa văn đều được khảm sành, sứ rất công phu và tỉ mỉ.

Nghĩa trang An Bằng nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả thế giới, không ít tờ báo hay tạp chí ở nước ngoài đưa tin về khu lăng mộ này, với nhiều tên gọi "thành phố ma", "thiên đường lăng mộ", "thành phố lăng mộ".

Hầu hết lăng mộ tại nghĩa trang An Bằng đều xây dựng phỏng theo kiến trúc của lăng vua Khải Định. Với thiết kế các cột thẳng hàng và nghệ thuật khảm sành sứ công phu.

Mỗi khu lăng mộ ở đây được xây dựng như một cung điện thu nhỏ.

Nhiều du khách nước ngoài tìm đến làng An Bằng để khám phá và tìm hiểu về nét độc đáo của ngôi làng này.

Hầu hết người dân sinh sống tại làng An Bằng đều tự hào với khu "biệt thự" đặc biệt này, nhiều người còn tin rằng nơi đây sẽ trở thành một địa điểm du lịch thu hút du khách trong vài năm tới.

- Chủ tịch Apec Group là Ông Nguyễn Đỗ Lăng( Lăng Apec)  – nhà sáng lập và chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương ( gọi tắt là Apec Group ). Ông đồng thời cũng đang là thành viên HĐQT của Công ty cổ phần đầu tư IDJ Việt Nam.

Vị trí: Chủ tịch Hội đồng quản trị API - Tổng giám đốc APS - Chủ tịch Hội đồng quản trị APS

Địa chỉ thường trú: 10-B3 tập thể Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ kinh tế

Chức vụ hiện tại: Chủ tịch Hội đồng quản trị API - Tổng giám đốc APS - Chủ tịch Hội đồng quản trị APS

- Có thể bạn đang quan tâm căn hộ  Apec Mandala Wyndham Phú Yênhiện tại được ông Nguyễn Đỗ Lăng làm chủ đầu tư

- Dự án La Emera Phú Yên  Nằm ở Đại Lộ Hùng Vương là dự án sắp tới chuẩn bị triển khai và đang nhận được nhiều sự quan tâm bậc nhất TP Biển Tuy Hòa

Ông Nguyễn Đỗ Lăng - Chủ tịch Tập đoàn APEC GroupÔng Lăng tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Trento - Ý. Với câu nói yêu thích: “Kinh doanh là phụng sự”, ông Lăng hiện đang là: Chủ tịch Tập đoàn APEC GROUP Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) Công ty CP Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Châu Á – Thái Bình DươngĐến với YouthSpeak Forum: Thế hệ Atlas, ông Lăng có bài phát biểu: “Tương lai của Bền vững”. Xu hướng bền vững trong tương lai là gì? Doanh nghiệp làm thế nào để đáp ứng với những thay đổi trong tương lai của xu hướng này?

Buổi lễ giới thiêu, kí kết hợp tác và ra quân dự án Happy One Bình Dương

Quy trình làm pháp lý dự án căn hộ

ƯU TIÊN CÓ KINH NGHIỆM.CHƯA KINH NGHIỆM ĐƯỢC ĐÀO TẠO, TRANG BỊ KĨ NĂNG CHUẨN SALE.

Với phương châm “Stay home - Buy home”, Vinhomes Online không chỉ mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua nhà hoàn toàn mới, mà còn tiên phong xây dựng văn hóa kinh doanh minh bạch, hiện đại và văn minh cho thị trường bất động sản.