Áp Lực Thi Đại Học Ở Trung Quốc

Áp Lực Thi Đại Học Ở Trung Quốc

Kỳ vọng phải đỗ đại học danh tiếng khiến nhiều người trẻ ở Hàn Quốc trầm cảm, trong khi các gia đình chi 1/5 thu nhập để đầu tư cho con.

Kỳ vọng phải đỗ đại học danh tiếng khiến nhiều người trẻ ở Hàn Quốc trầm cảm, trong khi các gia đình chi 1/5 thu nhập để đầu tư cho con.

Chuẩn bị 12 năm cho một ngày thi

Không chỉ Lee Jin-yeong, hầu hết người Hàn Quốc đều phải trải qua “cuộc chiến sinh tử” khốc liệt Suneung. Đây là một trong những nước có dân trí cao trên thế giới. 1/3 số người thất nghiệp đã tốt nghiệp đại học.

Với tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao nhất trong thập kỷ qua, việc vào trường tốt đã không còn quá khó bởi phần lớn đều hướng tới mục tiêu cao hơn - trúng tuyển nhóm trường hàng đầu SKY (ĐH Quốc gia Seoul, ĐH Hàn Quốc, ĐH Yonsei). Vì thế, 70% học sinh tốt nghiệp trung học ở Hàn Quốc vào đại học nhưng chưa đến 2% trong số đó trúng tuyển SKY.

“Nếu muốn được công nhận, có thể thực hiện ước mơ, bạn phải vào một trong 3 trường đó. Mọi người đánh giá bạn bằng việc bạn tốt nghiệp trường nào”, Eun-suh cho biết.

Việc theo học SKY cũng là một trong những cách tốt nhất để đặt chân đến những tập đoàn hàng đầu như LG, Hyundai, SK, Lotte, Samsung. Lee Do-hoon, giáo sư Xã hội học tại ĐH Yonsei, cho biết: “Hàng năm, báo chí thống kê có bao nhiêu luật sư, thẩm phán, tổng giám đốc tốt nghiệp từ SKY. Nó khiến nhiều người nghĩ rằng chỉ cần vào SKY, họ có thể tìm được việc tốt. Đó là lý do nhiều phụ huynh và học sinh tha thiết theo học 3 trường này. Nhưng cơ hội làm việc tại các tập đoàn lớn thường rất ít”.

GS Lee giải thích việc tốt nghiệp từ một trường tốt không phải sự đảm bảo tuyệt đối. Cuộc chiến việc làm rất tàn khốc. Nhưng dù sao, sinh viên SKY vẫn có lợi thế hơn ứng viên từ các trường khác. Khi tương lai ngày càng phụ thuộc kết quả một kỳ thi, cuộc đua vào trường hàng đầu gay cấn hơn.

Từ năm 4 tuổi, Eun-suh bắt đầu chuẩn bị cho Suneung. Trong suốt thời đi học, cô đến trường từ 7h30, tự học trước khi vào lớp lúc 9h. Việc học kéo dài đến 17h. Buổi tối, Eun-suh lại tới trung tâm học thêm đến gần nửa đêm.

Cô học thêm 6 buổi trong tuần cho các môn Toán, Tiếng Anh. Cuối tuần, cô tự học trong phòng tối để tránh bị phân tâm. Đây cũng là lịch trình của rất nhiều học sinh tại Hàn Quốc. Theo BBC, khoảng 80% học sinh nước này theo học tại các trung tâm.

Suneung từng được coi là nguồn lực cho dịch chuyển xã hội, cách để học sinh nghèo tiếp cận giáo dục đại học. Tuy nhiên, việc phải chi trả hàng nghìn won mỗi tháng cho các trung tâm học thêm khiến gia đình nghèo ngày càng tụt lại phía sau.

Các chuyên gia cho rằng áp lực từ Suneung là một trong những lý do chính khiến Hàn Quốc có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, khi các gia đình sinh ít con để tập trung đầu tư tốt hơn.

Chính phủ nỗ lực nhiều nhằm giảm áp lực cho học sinh với quy định các trung tâm không được hoạt động sau 22h hay dạy trước chương trình. Tuy nhiên, GS Lee nhận định những nỗ lực này không đủ. Việc cho con học thêm đã thành thói quen và phụ huynh đinh ninh càng đầu tư nhiều, con họ càng có cơ hội trúng tuyển trường danh giá.

Ngoài ra, Suneung cũng bị chỉ trích ảnh hưởng sức khỏe tinh thần của học sinh. TS Kim Tae-hyung, nhà tâm lý học ở Seoul, cho biết trẻ em Hàn Quốc bị ép học quá nhiều và luôn trong tình trạng phải cạnh tranh với bạn.

“Các em trưởng thành trong cô độc, vùi đầu vào học. Lối sống biệt lập này gây ra chứng trầm cảm và là nguyên nhân chính dẫn đến tự tử”, ông nói.

Tự tử được cho là nguyên nhân chính gây ra cái chết của người trẻ trong độ tuổi từ 10 đến 30 ở Hàn Quốc. Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nước này cũng có tỷ lệ thiếu niên từ 11 đến 15 tuổi mắc chứng trầm cảm cao trong các quốc gia phát triển trên thế giới.

TS Kim cho biết áp lực thành đạt khiến trẻ em cảm thấy âu lo từ nhỏ. Thậm chí, những học sinh lớp 1 đã nói về công việc nào mang lại thu nhập cao nhất.

Cùng quan điểm, GS Lee cho rằng sự ám ảnh đối với thành tích học tập cùng tình trạng thất nghiệp gia tăng khiến giới trẻ nước này phải nỗ lực không ngừng.

Khoảng cách nghiệt ngã giữa kỳ vọng cao về tương lai và thực tế cơ hội việc làm dẫn đến tỷ lệ tự tử cao. Người trẻ cũng thiếu kỹ năng ứng phó với căng thẳng.

Những năm qua, chính phủ Hàn Quốc nỗ lực giảm áp lực thi cử thông qua việc cho phép học sinh kiếm điểm vào đại học bằng cách khác như làm hướng dẫn viên hay tình nguyện viên. Dù vậy, Eun-suh cảm thấy phương pháp này chỉ khiến học sinh thêm áp lực.

Nữ sinh giải thích có nhiều cách kiếm điểm khiến học sinh bối rối, phải lo lắng thêm nhiều chuyện. Họ lại ép bản thân vừa đạt điểm tốt trong các kỳ thi vừa dành thời gian để tham gia hoạt động ngoại khóa.

Suneung chỉ diễn ra trong một ngày. Khoảng 2-3 ngày sau, cô sẽ biết mình có thể trúng tuyển trường SKY không. Trong những ngày căng thẳng này, cô cần học cách kiềm chế cảm xúc.

Nữ sinh không giấu bản thân khá “mong manh”, luôn suy sụp khi không thi tốt ở trường. Nỗi sợ hãi tăng gấp bội khi lần này, cô phải cạnh tranh điểm số với thí sinh cả nước. Nhưng Jin-yeong, hiện là sinh viên, lại có cái nhìn khác hơn về Suneung.

“Trên YouTube, người nước ngoài cố giải các câu hỏi trong kỳ thi, họ cảm thấy đề quá khó. Tôi biết với người ngoài cuộc, chúng thực sự khó. Thực tế, chúng không đáng sợ đến thế. Tôi ước họ sẽ khâm phục chúng tôi thay vì thương hại”, nữ sinh 20 tuổi chia sẻ.